Nóng với trò chơi chuyền thìa bằng môi của học sinh Cần Thơ: Phản cảm?

Học sinh nam nữ lăn lộn chuyền thìa cho nhau.
Học sinh nam nữ lăn lộn chuyền thìa cho nhau.
TPO - Dư luận tại TP. Cần Thơ, cũng như trên mạng xã hội nóng rần rần với những hình ảnh được cho là “phản cảm” của học sinh của trường Trung học phổ thông – Thực hành sư phạm Đại học Cần Thơ.

Cụ thể, hình ảnh trên trang Fanpage của nhà trường chia sẻ hình ảnh và video ghi lại cảnh nhiều học sinh cùng tham gia một trò chơi tập thể. Theo đó, trò chơi của trường THPT – THSP Đại học Cần Thơ có sự tương tác giữa học sinh nam và nữ. Các học sinh nam nữ ôm nhau và truyền cho nhau bằng môi một chiếc thẻ mỏng, giống như thẻ ATM… xung quanh là tiếng cười nói, hô hào cổ động.

Ông Trần Văn Minh, Hiệu trường THPT -THSP Đại học Cần Thơ trong buổi họp báo của trường cho biết, Trò chơi “chuyền thẻ bằng mặt” xuất phát từ Nhật Bản và học sinh bên ấy cũng tham gia. Đây là hoạt động mà Đoàn trường THPT-THSP được hướng dẫn từ Đoàn trường Đại học Cần Thơ.

Theo đó, các học sinh cùng giới sẽ đặt tấm thẻ trên trán, má, mũi của người chơi và chuyền cho nhau.

"Do số lượng các em học sinh tham gia đông, ban tổ chức không quản lý được hết nên xảy ra tình trạng các em học sinh khác giới đặt thẻ trên môi chuyền cho nhau", ông Minh lý giải.

Tuy nhiên khi đưa ra áp dụng đã xảy ra bất cập. Ban Giám hiệu nhà trường nhận trách nhiệm vì thiếu giám sát dẫn đến việc xuất hiện thông tin gây phản cảm. Đồng thời, xin rút kinh nghiệm để không xảy ra tình huống đáng tiếc như trên.

Bình luận về hành động trong trò chơi chuyền thìa của các em học sinh trường THPT -THSP Đại học Cần Thơ, nhiều người lên án gay gắt cho rằng đó là phản cảm, gây mất thuần phong mỹ tục, khơi gợi tính dục của tuổi mới lớn...

Tuy nhiên, cũng có người cho rằng hình ảnh đó cũng chưa có gì quá ghê gớm. Điều quan trọng ở đây là nên giáo dục giới tính cho các em học sinh một cách khéo léo, đầy đủ, an toàn.

Liên quan đến trò chơi ‘Chuyển thẻ bằng mặt’ tại trường THPT Thực hành Sư phạm, Đại học Cần Thơ được cho là phản cảm, gây bức xúc dư luận những ngày qua, ông Bùi Văn Linh, Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác học sinh, sinh viên (Bộ GD&ĐT) cho biết: Sau khi tiếp nhận thông tin do báo chí phản ánh, Vụ đã làm việc và nhận được báo cáo ban đầu của Trường ĐH Cần Thơ và Sở GD&ĐT Cần Thơ về sự việc.

Quan điểm của Bộ GD&ĐT là việc tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ; hoạt động tập thể đầu năm học cho học sinh là cần thiết. Tuy vậy, tất cả các trò chơi (trên mạng và trực tiếp) cũng như các hoạt động liên quan đến học sinh, sinh viên mang tính chất nhạy cảm, bạo lực… không phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội, tâm sinh lý lứa tuổi, mục tiêu giáo dục toàn diện người học đều không được tổ chức trong các cơ sở giáo dục.

“Để xảy ra vụ việc trên, trách nhiệm trước hết thuộc về Ban Giám hiệu và Đoàn trường Trường THPT Thực hành Sư phạm. Bộ GD&ĐT yêu cầu Trường ĐH Cần Thơ, Sở GD&ĐT Cần Thơ tiến hành kiểm tra, xác minh vụ việc; làm rõ mức độ vi phạm của các tổ chức, cá nhân liên quan, xử lý nghiêm theo quy định và báo cáo về Bộ GD&ĐT trước ngày 30/8”- ông Bùi Văn Linh nhấn mạnh.

Trước đó ở Việt Nam cũng từng có những trò chơi khiến cộng động mạng bình luận gay gắt, muốn tẩy chay. Chẳng hạn, Trò chơi du nhập từ nước ngoài vào Việt Nam - Dare Pong - đang hấp dẫn giới trẻ bởi luật chơi cùng các thử thách táo bạo như để đối thủ liếm kem trên người, hôn sâu, nhảy sexy, đổ nước đá vào quần lót, cởi đồ của đối phương bằng răng...

Luật chơi Dare Pong cũng như nội dung các “dare” gần như trung thành với bản gốc Fear Pong ở Mỹ. Giới trẻ nước ngoài vốn có lối suy nghĩ, cách sống khá thoáng nên đa số tỏ ra thích thú trước các thử thách được đặt ra.

Dare Pong nên gắn nhãn 18+ để giới hạn đối tượng. Dare Pong nên gắn nhãn 18+ để giới hạn đối tượng.

Trái lại, phần lớn dân mạng Việt cho biết họ phải lấy tay che mắt khi theo dõi người tham gia Dare Pong “chơi tới bến” vì cảm thấy quá phản cảm. Ngay sau khi xuất hiện trên MXH, Dare Pong bị xếp vào hàng “tục” và nhiều lời khuyên nên chấm dứt phát hành vì chúng không thể kiểm soát việc trẻ em có thể tiếp cận với trò chơi này.

“Thô lỗ quá! Hôn người lạ say đắm như người yêu mình vậy, lại còn liếm kem trên bụng nữa chứ? Game show ngày càng nghèo nàn quá lại hóa ra lố bịch” nickname Hoàng Ku bình luận.

“Trò chơi làm tư tưởng đạo đức bị ảnh hưởng, mất đi giá trị thuần phong mỹ tục, không phù hợp với văn hóa Việt Nam mà sao không bị cấm phát sóng?” một dân mạng khác bình luận.

Nhiều người còn cho rằng ai tôn trọng thân thể mình đã không tham gia trò chơi phản cảm này. Dare Pong thu hút không chỉ bởi các “dare” khó mà còn ở sự kết nối, trò chuyện giữa 2 thành viên tham gia.

Vậy nên Dare Pong nên gắn nhãn 18+ để giới hạn đối tượng xem. Người nào cảm thấy có hứng thú thì theo dõi, còn không thích thì không nên xem.

Hay chỉ mới chính thức du nhập vào Việt Nam trong một thời gian rất ngắn, thế nhưng Kiss Cam đã ngay lập tức nhận được làn sóng phản đối cực kỳ lớn từ giới trẻ. Đa phần những người xem Kiss Cam đều cho rằng đây là một trò rất phản cảm.

MỚI - NÓNG
Cảnh tượng chưa từng có ở Hưng Yên
Cảnh tượng chưa từng có ở Hưng Yên
TPO - Concert Anh trai vượt ngàn chông gai tại Hưng Yên tối 14/12 hút hàng chục nghìn khán giả. Nhiều người cố săn vé ngay sát giờ diễn, bất chấp giá cao. Trong thời gian chờ đợi các nghệ sĩ xuất hiện, hàng chục nghìn khán giả hát vang Quốc ca.