Nông dân miền Tây trúng đậm mùa gừng

Trồng gừng trên đất ruộng, thu hoạch trước khi nước lũ về, cộng với năm nay bán được giá, nhiều hộ nông dân miền Tây có thu nhập tới 600 triệu đồng/vụ.
Nông dân miền Tây trúng đậm mùa gừng ảnh 1

Gừng là một loại thực vật được dùng để lấy củ làm gia vị, thuốc…

Nông dân miền Tây trúng đậm mùa gừng ảnh 2

Long Mỹ - Hậu Giang là nơi có diện tích trồng gừng lớn nhất miền Tây với diện tích hơn 500ha.

Nông dân miền Tây trúng đậm mùa gừng ảnh 3

Ông Hồ Thanh Tuyền, trồng 4 công gừng ở ấp Phương Quới, xã Phương Bình, huyện Long Mỹ - Hậu Giang cho biết, gừng trồng gừng trên đất ruộng phải xuống giống sớm để khỏi bơm tưới và thu hoạch trước khi nước chụp bờ.

Nông dân miền Tây trúng đậm mùa gừng ảnh 4

Theo nhiều hộ trồng gừng, lúc nhỏ gừng rất cần độ ẩm nhưng lại không chịu được ngập nước nên trồng trên nền đất ruộng sẽ tiện lợi, vừa tiết kiệm được chi phí bơm tưới, vừa tăng năng suất, lại nhẹ công chăm và lợi nhuận cao gấp nhiều lần so với trồng lúa. 

Nông dân miền Tây trúng đậm mùa gừng ảnh 5

Từ việc trồng lúa không có lãi, giá cả bấp bênh, nhiều hộ nông dân chuyển sang trồng gừng để phát triển kinh tế. 

Nông dân miền Tây trúng đậm mùa gừng ảnh 6

Ông Tuyền bộc bạch, trồng gừng rất thích hợp với người ít đất, gừng trên đất ruộng năng suất cao gấp 1,5 lần so với trồng đất liếp mà lại không cần bơm tưới gì nhiều.

Nông dân miền Tây trúng đậm mùa gừng ảnh 7

Để cây phát triển tốt và đem lại hiệu quả kinh tế cao nên cho gừng mọc mầm bằng cách xếp gừng thành đống rồi ủ trong bóng râm bằng mùn dừa. Trong quá trình ủ cần đảm bảo độ ẩm, khi gừng mọc chồi thì đem đi trồng.

Nông dân miền Tây trúng đậm mùa gừng ảnh 8

Ông Nguyễn Văn Thảo ở ấp 1, xã Long Trị có hơn 10 năm trồng gừng chia sẻ, đất trồng cần phải làm tơi xốp, để trồng gừng thường để tro kết hợp với phân chuồng trộn đều. Trồng gừng phải lên luống cao ráo với chiều rộng 1,2 m, đường rãnh 0,4m để dễ thoát nước và chăm sóc tránh tình trạng gừng trồng gặp con nước lớn hay mưa dầm sẽ gây thối củ, chết

Nông dân miền Tây trúng đậm mùa gừng ảnh 9

Sau khi làm đất, tiến hành xuống giống và phủ một lớp rơm rạ, hàng cách hàng khoảng 10 cm, cây cách cây 40 cm. Nếu đất khô thì cách ngày tưới nước một lần. 

Nông dân miền Tây trúng đậm mùa gừng ảnh 10

Theo nhà vườn, mặc dù, thu hoạch gừng sớm sản lượng sẽ giảm hơn so với vài tháng nữa, nhưng giá bán cao hơn gấp đôi so với vụ thu hoạch rộ mà lại không hao hụt về vấn đề ngập úng.

Nông dân miền Tây trúng đậm mùa gừng ảnh 11

Chủ vựa thu mua gừng ở Long Mỹ cho biết, gừng từ tháng 8 đến tháng 10 (âm lịch) giá sẽ giảm, các tháng còn lại luôn đứng ở mức cao, nhất là tháng 7.

Nông dân miền Tây trúng đậm mùa gừng ảnh 12

Ông Tuyên cho biết thêm, sau 2 tháng rưỡi trồng, tiến hành thu hoạch gừng, ông bán cho thương lái với giá 45.000  - 60.000 đ/kg (tùy thời điểm). Bình quân trồng 1 tấn gừng sẽ cho 850 kg gừng cụ. 

Nông dân miền Tây trúng đậm mùa gừng ảnh 13

Sau 5 tháng trồng, nông dân có thể thu hoạch gừng để bán, trọng lượng từ 0,5 đến 1,4 kg/bụi. 

Nông dân miền Tây trúng đậm mùa gừng ảnh 14

Mỗi hecta gừng cho sản lượng thu hoạch từ 25 đến 40 tấn, với giá bán 23.000 đ/kg sẽ cho thu nhập trên 600 triệu đồng.

Nông dân miền Tây trúng đậm mùa gừng ảnh 15

Với việc trồng 900 kg gừng giống trên diện tích gần 4 công, với sản lượng thu hoạch đạt 3 tấn/công, bán với giá 23.000 đ/kg trừ chi phí ông Tuyền lãi khoảng 250 triệu đồng.

Nông dân miền Tây trúng đậm mùa gừng ảnh 16

Ông Trịnh Hoàng Khải, Chủ điểm thu mua gừng ở chợ Cái Sơn nói: Gừng chủ yếu được tiêu thụ ở các tỉnh như An Giang, Tiền Giang, Sóc Trăng và cả xuất khẩu sang Campuchia. Giá gừng 7.000 đến 8.000 đ/kg nông dân đã có lãi, còn với giá này người trồng gừng thắng đậm.

Nông dân miền Tây trúng đậm mùa gừng ảnh 17

Ông Lê Hoàng Việt, Phó Trưởng phòng Kinh tế huyện Long Mỹ cho biết, vài năm trở lại đây, việc trồng gừng vẫn còn bấp bênh vì giá luôn ở mức thấp, nhưng hiện tại giá cao hơn gấp đôi năm ngoái, còn những lúc đột biến giá trên 40.000 đ/kg. Diện tích gừng toàn huyện khoảng 40 ha.

Theo Theo Zing
MỚI - NÓNG
Ngư dân ở Lăng Cô trắng tay
Ngư dân ở Lăng Cô trắng tay
TPO - Qua nhiều năm gắn bó với nghề nuôi trồng thủy sản trên đầm Lập An, chưa bao giờ người dân thị trấn Lập An, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên-Huế, lại chịu những thiệt hại dồn dập về nhà cửa, khu hạ tầng nuôi trồng thủy sản, cá bị trôi mất, bị chết do sốc ngạt nước như hiện nay.