Nỗi đau của nhân chứng vụ khủng bố 11 - 9

Nỗi đau của nhân chứng vụ khủng bố 11 - 9
TPO - Như nhiều người dân khác ở New York, Artie Van Why tận mắt chứng kiến vụ tấn công của bốn chiếc máy bay đâm thẳng vào Trung tâm Thương mại Thế giới (WTC). Những giây phút kinh hoàng ấy đã làm thay đổi cuộc đời ông.

> Phần I: Lật lại trang sử đau thương 

Giây phút kinh hoàng ấy xảy ra vào buổi sáng tháng chín trời nắng đẹp, ông đang làm việc tại văn phòng luật sư Hà Lan đặt tại tầng 23 của tòa tháp đôi WTC. 8 giờ 46 phút sáng 11-9, một tiếng nổ lớn xảy ra. Một đồng nghiệp của ông Artie Van Why bảo rằng đó là tiếng sấm. Nhưng sau tiếng nổ lớn ấy, tiếng la hét đã làm rung chuyển tòa nhà.

Từng chiếc máy bay đâm vào tòa nhà nổi tiếng của thành phố New York. Ý nghĩ của ông Artie Van Why lúc đó chính là số điện thoại khẩn cấp 911.

“Giấy tờ từ các văn phòng trong tòa tháp bay khắp nơi. Khói cũng bắt đầu xuất hiện. Chúng tôi thật sự run sợ. Tôi nghe thấy tiếng la hét Đức Chúa trời, xin cứu lấy chúng con. Những cánh tay bị bắn ra bay bên ngoài không trung, nhiều người bị rơi từ trên cao xuống. Tôi sợ hãi nhìn lại bản thân mình, sờ lên cánh tay và đôi chân để tin rằng mình vẫn còn sống” - Van Why kể lại.

Ông cùng nhiều người khác trong văn phòng may mắn thoát chết. Mọi người chạy xuống đường phố. Tiếng khóc thảm thiết, máu ở khắp nơi. Cảnh tan hoang xung quanh dường như nói lên rằng thế giới này sắp kết thúc.

Lực lượng bảo vệ tòa tháp cũng hét lên “Trung tâm thương mại thế giới, cửa số 5”. 17 phút sau, nhiều người thoát khỏi tòa nhà, chạy xuống Church Street. Một phụ nữ người Mỹ, gốc châu Phi đang cố chạy bám theo một người đàn ông. Sau đó, cả hai cùng nằm úp măt xuống mặt đất khi tiếng nổ thứ hai vang lên.

73 phút thay đổi đời người

Một Trung tâm Thương mại Thế giới (WTC) tồn tại 31 năm (1970- 2001) nhanh chóng sụp đổ trong giây lát, cùng hàng nghìn cái chết đau thương. Một thập kỷ qua đi nhưng nỗi đau và ám ảnh của vụ khủng bố 11-9 vẫn chưa thể xóa nhòa.

Van Why cố chạy thật nhanh trong đám đông hỗn loạn với khói, bụi. Ông chợt nhớ mình đã để quên điện thoại ở văn phòng. Ông chạy đến quán cà phê và gọi điện về cho gia đình rằng ông vẫn còn sống. Lúc đó là 9 giờ 59 phút, 73 phút sau khi chiếc máy bay thứ nhất đâm vào tòa tháp WTC.

Van Why chỉ có thể nhớ lại những gì xảy ra trong 73 phút kinh hoàng đầu tiên. Ông trở về nhà trong nỗi sợ hãi. Cũng từ ngày 11-9, phòng ngủ ông luôn bật đèn.

“Từ ngày đó, tôi sợ bóng tối vô cùng. Một tuần đầu, cứ sáng sớm thức dậy, tôi lại gọi điện về cho cha mẹ và tôi đã khóc. Dường như, những ám ảnh ấy cứ đeo bám tôi, trừ khi tôi không còn trên cõi đời này”.

Van Why không dám xem truyền hình, không đọc báo vì sợ không thể chịu được khi nhìn thấy những hình ảnh đau thương mà ông từng chứng kiến. Khi nhìn thấy hình ảnh chiếc máy bay, ông lại liên tưởng tới "quả bom lao vào tòa tháp" ngày hôm đó.

Một thời gian sau, ông được chẩn đoán bị mắc bệnh rối loạn thần kinh. Ông nghỉ việc từ tháng 11 năm đó và bắt đầu viết cuốn “That day in September” (tạm dịch Ngày tháng chín).

Người nhà Van Why, trong ngày 11-9, cứ ngỡ ông khó thoát chết. Nhưng thật may mắn, ông vẫn sống. Giờ đây, Van Why muốn sống yên bình cùng gia đình khi đã ngoài tuổi 50.

Ám ảnh qua văn chương

Sau vụ khủng bố 11-9, hàng loạt tài liệu và các tác phẩm điện ảnh ra đời. Đó là những hồi ức và cảm xúc sợ hãi của những người còn sống sót trong vụ sụp đổ ấy. Phần lớn tác giả của những tác phẩm ấy là những người trực tiếp chứng kiến vụ việc và rằng họ bị ám ảnh nặng nề trong suốt thời gian dài.

Vở kịch “The Guys” của Anne Nelson là tác phẩm nghệ thuật đầu tiên công chiếu vào ngày 4-12-2001, từ sau vụ khủng bố. Vở kịch kể về một sĩ quan thuộc lực lượng cứu hỏa đã làm việc trong ngày tồi tệ nhất nước Mỹ. Tác giả đã tìm đến người sĩ quan này và giúp anh viết nên một bài điếu văn tưởng nhớ tới những đồng đội đã thiệt mạng.

Bộ phim tài liệu mang tên The love we make (Tình yêu mà chúng ta dựng xây) ghi chép hành trình của Paul McCartney suốt vụ tấn công ngày 11-9, cũng như những kế hoạch và sự chuẩn bị của ông cho buổi hòa nhạc từ thiện mang tên Concert for New York city - tưởng niệm những nạn nhân trong vụ tấn công.

Còn Artie Van Why, sau những dư chấn về tâm lý kể từ ngày 11-9, ông đã rời khỏi thành phố New York một thời gian dài. Với ông, những ngày sống xa thành phố, xa những dư âm của vụ khủng bố để toàn tâm vào cuốn sách.

Tháng 9 - 2003, ông hoàn thành tác phẩm của mình. Cuốn sách That day in September được độc giả ở Mỹ đón nhận nồng nhiệt. Cũng thời điểm đó, ông trở về Lancaster, Pennsylvania sống cùng cha mẹ.

“Tôi không bao giờ nghĩ mình sẽ rời khỏi thành phố New York. Nhưng ngày tận thế 11-9 đã buộc tôi rời khỏi nơi này”.

Những hình ảnh xảy ra trong ngày 11-9 cách đây một thập niên thỉnh thoảng vẫn hiện lên trong tâm trí Van Why như một cuộc tàn sát. Tiếng còi báo động ngoài đường lớn đi qua căn hộ bỗng làm Van Why giật mình. Ánh mắt lo sợ vẫn hiện lên trên khuôn mặt người đàn ông tóc bắt đầu hoa râm.

Trích đoạn trong cuốn That day in September:

“..Tôi không tin rằng chính tôi lại chứng kiến cảnh tượng kinh hoàng nhất nước Mỹ vào sáng sớm hôm ấy. Cảnh tượng đó đập vào mắt tôi như thể là một tội ác của con người gây ra đang âm ỉ trong ngọn lửa sáng lên từ tòa nhà. Đó là bằng chứng của sự hận thù của con người gây ra.

Lúc đó, tôi chỉ nghĩ phải làm sao để chạy thật nhanh khỏi chốn địa ngục này nhưng có thứ gì đó đang đè lên đầu tôi. Trong cảnh hoảng loạn ấy, lòng tốt, lòng dũng cảm của con người phần nào được bộc lộ. Tôi tin rằng Chúa trời đã mở rộng vòng tay cứu lấy chúng tôi. Mọi người ôm lấy nhau trong giọt nước mắt nhân ái...”

Còn nữa

Nguyễn Thủy
Theo BBC

Theo Dịch
MỚI - NÓNG
Vang mãi khúc quân hành
Vang mãi khúc quân hành
TPO - Ngày 14/12, Học viện Kỹ thuật Quân sự tổ chức Ngày hội văn hóa và chương trình nghệ thuật “Vang mãi khúc quân hành” thiết thực hướng tới chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân.