Những ứng viên nổi bật của chung khảo phía Nam HHVN

TP - Trong 30 cái tên được dự chung khảo phía Nam, có những gương mặt bật trội. Người thì có hình thể hoàn hảo, người có thể là ứng viên Người đẹp Nhân ái - riêng về ngoại hình.

Lời chúc

Phát biểu khai mạc vòng sơ khảo sáng 5/6 ở hội trường tòa nhà HD Bank đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, thành phố Hồ Chí Minh, Trưởng Ban tổ chức, Tổng biên tập báo Tiền Phong Lê Xuân Sơn chào mừng các thí sinh đã tham dự đông đảo - một trong các yếu tố đảm bảo thành công của cuộc thi. Ông Sơn cũng cảm ơn cha mẹ, thầy cô và thủ trưởng các đơn vị đã cho phép - động viên con em, học trò và nhân viên của mình góp mặt trong cuộc thi sắc đẹp “lâu đời, qui mô, uy tín nhất Việt Nam”.

Nếu như các năm trước, cuộc thi Hoa hậu Việt Nam đều tổ chức  nhiều hoạt động xã hội, đền ơn đáp nghĩa, hoạt động mang tính thời sự như tuyên truyền bảo vệ thiên nhiên môi trường, hướng về chủ quyền biển đảo thì năm nay, những hoạt động cộng đồng càng được đẩy mạnh- với các danh hiệu Người đẹp Nhân ái và Người đẹp Truyền thông. Ban tổ chức tuyên bố huy động đủ kinh phí để mỗi thí sinh vào chung kết toàn quốc đều có một dự án nhân ái, nhân đạo tại địa phương, mỗi dự án khoảng 150-200 triệu đồng. Một giải thưởng mới nữa- Người đẹp Truyền thông, nhằm chọn được gương mặt phù hợp để giới thiệu, quảng bá hình ảnh quê hương đất nước trên các lĩnh vực văn hóa, lịch sử, phong tục...

Công bố danh sách giám khảo gồm 7 người xong, nhà báo Lê Xuân Sơn kết thúc bài phát biểu bằng lời chúc các thí sinh thành công, tìm được niềm vui và trải nghiệm thú vị trong cuộc thi.

Những ứng viên nổi bật của chung khảo phía Nam HHVN ảnh 1

Thí sinh làm thủ tục đầu tiên với sự hướng dẫn của Ban tổ chức (bìa phải). Ảnh: Chí Linh.

Tín hiệu vui và những “vấn đề”

Vòng sơ khảo, có nghĩa là các thí  sinh đã vượt qua vòng sơ loại, vòng hồ sơ để bước vào cuộc cân đo, kiểm tra xem có phẫu thuật thẩm mỹ, có sẹo và dị tật không. Sau đó thí sinh có cuộc tiếp xúc đầu tiên với Ban giám khảo để được thẩm định hình thức và một phần nội dung.

Cân đo xong, như mọi lần, thí sinh ký vào ba tờ giấy, ngoài xác nhận các chỉ số của mình còn có một phiếu gọi là “Phiếu kiểm tra phẫu thuật thẩm mỹ”, gồm các mục Phẫu thuật Mũi, Ngực, Mắt, Góc hàm, Cằm, Mông, Phẫu thuật thẩm mỹ khác.

7 thành viên giám khảo cuộc thi năm nay: Nhà sử học Dương Trung Quốc, NSND Hà Thế Dũng - Hiệu trưởng trường Múa TPHCM và Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Múa TPHCM, Hoa hậu Đặng Thu Thảo, nhà thơ Hữu Việt- Trưởng ban Văn Nghệ báo Nhân Dân, Tiến sĩ bác sĩ Lê Diệp Linh, NSƯT Trịnh Kim Chi, nhiếp ảnh gia Phạm Hoài Nam.

Kết thúc ngày làm việc, một giám khảo cho biết: Có lẽ thí sinh đến với Hoa hậu Việt Nam đều biết cuộc thi này sát hạch rất kỹ nên lần này không ai phẫu thuật thẩm mỹ nhiều nữa (những lần trước đều có vài ca). Nhưng chỉnh sửa, tiêm biệt chất giúp mũi cao hơn hoặc độn cằm thì không phải ít. Vị này nói thêm: Nếu là mũi “gin” thì dù cao dù thấp, da bao giờ cũng sát xương. Còn mũi tiêm nếu mới sẽ khiến mũi rất gọn nhưng da dầy hàng ly. Tiêm đã lâu thì da hơi dàn xuống. 

Bị chặn hơi lâu so với bạn khác ở “cửa ải” này, không phải cô gái “có vấn đề” nào cũng dễ dàng thừa nhận đã can thiệp thẩm mỹ ít nhiều. Có cô gái khăng khăng mình không biết tiêm là gì khiến giám khảo phải vận hết lý lẽ của một nhà chuyên môn phẫu thuật thẩm mỹ.

Những ứng viên nổi bật của chung khảo phía Nam HHVN ảnh 2

30 gương mặt được dự vòng chung khảo phía Nam, thật thú vị là gần như trải khắp tỉnh thành tính từ Huế trở vào. (Có thí sinh Hà Tĩnh cũng đăng ký ở đây). Thành phố Hồ Chí Minh hoá ra lại không hoàn toàn chiếm ưu thế như đã tưởng.

Trong số họ, người thì có chiều cao bật trội như Thùy  Trang, 1m80. Có người hình thể lý tưởng, tuyệt mỹ, đẹp từ số đo đẹp đi. Nước da có thể không sáng bằng Hoa hậu Thùy Dung nhưng đường cong nét lượn thuộc loại cực hiếm, không chỉ trong lịch sử cuộc thi Hoa hậu Việt Nam. Kinh nghiệm cho thấy tìm kiếm gương mặt đẹp trong một kỳ hoa hậu hóa ra còn khó hơn hình thể và những yếu tố khác, nhưng ở lần này, ngôi vị cao chưa nói còn Top 10, không có gì quá khó. Đó là những tín hiệu vui đầu tiên mở màn cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2016. Từ ngày mai, thí sinh bước vào tập luyện, ghi hình, song song với những hoạt động bên lề ở một số địa điểm lịch sử của thành phố Hồ Chí Minh.

30 thí sinh vào chung khảo khu vực phía Nam

Thái Thùy Dung (Đà Nẵng), Huỳnh Thị Thùy Dung (TPHCM), Nguyễn Thị Mỹ Duyên (Bến Tre), Nguyễn Huỳnh Kim Duyên (Cần Thơ), Trần Minh Như Hoa (Đắk Lắk), Lê Thị Hương Lài (Phú Yên), Nguyễn Thiếu Lan (Đồng Nai), Nguyễn Thị Mỹ Linh (TPHCM), Nguyễn Thùy Linh (Đồng Nai), Hoàng Thị Quỳnh Loan (Thừa Thiên-Huế), Lê Thị Minh Mẫn (Hà Tĩnh), Trần Thị My (Bạc Liêu), H’Ăng Niê (Đắk Lắk), Nguyễn Thị Ngọc Phi (Thừa Thiên Huế), Phan Thị Hồng Phúc (Tiền Giang), Đặng Thị Nguyệt Tiên (Cà Mau), Nguyễn Lương Kiều Thanh (Tiền Giang), Nguyễn Thị Thành (Bắc Ninh), Hoàng Thị Phương Thảo (TPHCM), Trần Ngô Thu Thảo (Tiền Giang), Lục Thị Thu Thảo (Bình Dương), Trần Thị Thủy (Đắk Nông), Nguyễn Thị Như Thủy (Đà Nẵng), Trần Thị Thùy Trang (Thừa Thiên-Huế), Nguyễn Đoan Thục Trang (Thừa Thiên-Huế), Nguyễn Vũ Hoài Trang (TPHCM), Lê Trần Ngọc Trân (Thừa Thiên-Huế), Phạm Châu Tường Vi (Kiên Giang), Bùi Nữ Kiều Vỹ (Quảng Nam), Trần Thị Phương Thảo (TPHCM).

                                             Toan Toan

MỚI - NÓNG
Nắng nóng gay gắt còn tiếp diễn ở miền Bắc, miền Trung trong các tháng tớiẢnh: Như Ý
Nắng nóng gay gắt sắp tái diễn
TP - Từ nay đến hết tháng 5, miền Bắc và miền Trung có thể đón 2 đợt nắng nóng gay gắt, nhiều nơi có khả năng xuất hiện nắng nóng đặc biệt gay gắt với mức độ khốc liệt tương đương đợt nắng nóng cuối tháng 4.
Tác phẩm dự thi Vẽ bìa Quyển sách tôi yêu của em Phan Phương Linh, lớp 11K, THPT chuyên Long An
Một thoáng tranh luận về 'dâm thư' của Ocean Vương
TP - Gần đây các vị phụ huynh đã chịu khó đọc cùng con hơn. Thể hiện qua vụ bài thơ của Nguyễn Thế Hoàng Linh được đưa vào sách giáo khoa bị chê hồi tháng 10/2023. Và mới đây là "Một thoáng ta rực rỡ ở nhân gian" bị một phụ huynh có con học trường quốc tế ở TPHCM cho là “dâm thư”.
Học sinh bậc THPT thường gặp nhiều khó khăn, áp lựcẢnh: PV
Học sinh bối rối chọn ngành nghề
TP - Học sinh THPT ở độ tuổi nhạy cảm, dễ tổn thương và gặp khó khăn khi định hướng nghề nghiệp cũng như chịu nhiều áp lực từ học tập, thi cử. Tuy nhiên, nhiều trường hợp chưa được phát hiện và hỗ trợ tư vấn, điều trị kịp thời.