Những tác dụng phụ của thuốc chữa lao

Ảnh minh họa: Internet
Ảnh minh họa: Internet
TPO - Thuốc lao có nhiều tác dụng không mong muốn, có thể biểu hiện ở nhiều cơ quan, biểu hiện ở nhiều mức độ khác nhau. 

Mức độ nghiêm trọng của tác dụng phụ thuộc vào việc phát hiện ra sớm hay muộn, thuốc sử dụng điều trị biến chứng, cũng như khả năng phục hồi tự nhiên của người bệnh.

Tác dụng không mong muốn trên da khá thường gặp, thời gian biểu hiển thay đổi, có thể ngay sau lần đầu dùng thuốc, có thể sau nhiều tuần.

Mức độ biểu hiện đa dạng, từ ngứa nhẹ, ngứa nhiều. Tổn thượng dạng các dát sẩn, mề day, mảng, hoặc tổn thương niêm mạc miệng, mắt, hoặc mức độ nặng hơn như hội chứng Steven Jonson, Lyel.

Trong đa phần các trường hợp, ngứa ở mức độ nhẹ, kéo dài trong 1 hoặc 2 giờ, giảm dần về cường độ và thời gian trong những ngày tiếp sau.

Trong trường hợp ngứa tăng lên, tổn thương da lan rộng nhiều vị trí trên cơ thể, cần phải ngừng sử dụng thuốc và liên hệ với bác sỹ chuyên khoa.

Tác dụng không mong muốn trên đường tiêu hóa: hay gặp là cảm giác cồn cào, nôn nao, buồn nôn hoặc nôn. Cảm giác này khác nhau ở từng người.

 Đa phần các triệu chứng này giảm và hết sau một thời gian ngắn. Trong trường hợp các triệu chứng không giảm, có thể uống thuốc cùng với ăn nhẹ hoặc chia đôi liều thuốc trong thời gian đầu.

Tác dụng gây viêm gan: Ba thuốc điều trị lao có hiệu quả nhất là Pyrazinamid, Rifampicin và Izoniad đều chuyển hóa qua gan và gây tình trạng viêm gan. 20% trường hợp bệnh nhân điều trị thuốc lao có tình trạng tăng men gan.

Tác dụng trên hệ cơ xương khớp: Pyrazinamid có tác dụng gây giảm thải aciduric, do đó làm tăng nồng độ acid trong máu. Việc tăng acid trong trường hợp aciduric máu tăng có thể gây các triệu chứng như đau mỏi khớp, tuy nhiên thường ở mức độ không trầm trọng.

Tác dụng trên thị giác: Ethambuton có thể gây viêm dây thần kinh hậu nhãn cầu gây giảm thị giác hoặc gây tình trạng mù mầu không phân biệt được mầu xanh và mầu đỏ. Bệnh nhân trong quá trình điều trị thuốc lao xuất hiện các vấn đề về thị giác cần được khám chuyên khoa mắt trước khi kết luận nguyên nhân liên quan đến thuốc lao.

Tác dụng trên thận: Streptomicin là thuốc bắt buộc phải được thử test lẩy bì trước khi tiêm nhằm giảm thiểu tai biến sock phản vệ.

Tuy nhiên trong quá trình sử dụng vẫn có thể xuất hiện các tác dụng  như mẩn ngứa ngoài da ở nhiêu mức độ khác nhau. Streptomicin gây độc thận do đó cần phải kiểm tra chức năng thận và giảm liều trong trường  hợp điều trị bệnh nhân có tình trạng suy thận. 

Tác dụng trên những cơ quan khác: ngoài những cơ quan thường gặp trên thì thuốc lao còn tác dụng trên nhiều cơ quan khác: như hội chứng giảm cúm, xuất hiện các kháng thể kháng nhân, giảm tiểu cầu, ức chế sinh tủy….

Một số tác dụng khác: uống thuốc lao làm nước tiểu có mầu đỏ ( mầu thuốc ), có thể gây xạm da, cảm giác tê bì, đau xương khớp. Thuốc lao gây giảm tác dụng phụ của thuốc tránh thai, do đó cần chủ động có biện pháp tránh thai khác thay thế.

MỚI - NÓNG
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
TPO - Ở bậc THPT, Hà Nội hiện có hơn 100 trường tư thục. Trong đó, Quận Nam Từ Liêm có số lượng nhiều nhất với 12 trường. Mức học phí các trường từ 1,8 triệu đồng/ tháng đến gần 600 triệu đồng/ năm. Tuy nhiên, năm học 2024-2025, chỉ có 9 trường được Sở GD&ĐT Hà Nội giao chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10.