Những rắc rối mẹ bầu nào vướng phải cũng không nên lo lắng

Ảnh minh hoạ: Internet
Ảnh minh hoạ: Internet
Kỳ vọng con mình sinh ra sẽ được thông minh, khỏe mạnh… nên chỉ một vài rắc rồi nhỏ trong thai kỳ cũng khiến các mẹ bầu trở nên lo lắng.

Để con mình sinh ra phát triển tốt cả về thể chất và trí tuệ phụ thuộc rất nhiều vào người mẹ, nhất là trong thời kỳ thai sản. Vì vậy, nhiều mẹ trẻ trở nên lo lắng khi cơ thể xuất hiện những thay đổi nhỏ. Tuy nhiên, theo các chuyên gia những khó chịu đó có thể không làm ảnh hưởng đến con của bạn. Dưới đây là những rắc rối mà gần như mẹ bầu nào cũng phải trải qua:

Thay đổi thân nhiệt

Theo các chuyên gia, khi phụ nữ mang thai thường có thân nhiệt cao hơn so với những chị em phụ nữ bình thường. Vì vậy, ở một số chị em phụ nữ thường xảy ra hiện tượng mọc rôm, sảy ở lưng, hoặc mọc những nốt ở tay chân hoặc có thể là mọc trứng cá ở mặt... Để cải thiện, chị nên bổ sung thêm rau quả và uống đủ nước để cơ thể được thải độc tốt nhất.

Lưu ý, nếu nhiệt độ cơ thể vượt quá 38 độ C báo hiệu một triệu chứng của nhiễm trùng. Điều này sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của thai nhi. Vì vậy bạn cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ.

Chóng mặt, buồn nôn

Theo thống kê thì đa phần dấu hiệu có thai trong những tuần đầu tiên ở phụ nữ là chóng mặt, buồn nôn. Dấu hiệu này thường xuất hiện từ tuần thứ 4 đến thứ 6. Có nhiều chị em phụ nữ chỉ buồn nôn vào buổi sáng tuy nhiên có nhiều chị em phụ nữ lại chỉ buồn nôn vào buổi chiều hoặc tối, nhưng nhiều chị em phụ nữ cũng bị buồn nôn cả ngày.

Nguyên nhân của hiện tượng này được cho là do mức độ tăng lên nhanh chóng của estrogen và progesterone, khiến dạ dày mẹ hoạt động chậm hơn. Nếu tình trạng buồn nôn quá nhiều khiến bạn bị kiệt sức thì nên tham khảo để có biện pháp cải thiện.

Ra máu báo

Thời kỳ đầu mang thai, nếu bất ngờ nhận thấy quần lót có chút máu màu nâu, đen bạn đừng nghĩ ngay tới dấu hiệu xấu. Hiện tượng này được nhiều người gọi là máu báo, xảy ra khi trứng đã thụ tinh bám vào lớp niêm mạc của tử cung (sau khi thụ thai 10-14 ngày), sớm hơn chu kỳ kinh nguyệt bình thường, có màu nhạt hơn kinh nguyệt và ngắn ngày hơn chu kỳ bình thường.

Rối loạn thói quen ăn uống

Có những món vốn là khoái khẩu của bạn nhưng khi bầu bí chỉ cần nghĩ tới là bạn có thể buồn nôn. Theo thống kê thì việc thay đổi khẩu vị ăn ở phụ nữ mang thai chiếm tới 70%. Tuy nhiên, mức độ rối loạn này ở mỗi phụ nữ là khác nhau. Có nhiều chị em ăn vào là buồn nôn, nhưng cũng có nhiều chị em lại bị chứng thèm ăn vô độ...

Trường hợp không ăn được dẫn đến cơ thể quá mệt mỏi tốt nhất bạn nên gặp bác sĩ để có lời khuyên thích hợp cho chế độ ăn của bạn.

Buồn ngủ, mệt mỏi

Buồn ngủ, mệt mỏi ngày cả khi bạn mới ngủ dậy là triệu chứng thường gặp trong giai đoạn bầu bí. Vì vậy bạn cũng không nên lo lắng mà nên dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý để bớt mệt mỏi và để cơ thể có thêm sức lực nuôi dưỡng thai nhi trong bụng mẹ.

Đi tiểu nhiều

Chị em phụ nữ sau khi đã thụ thai thì nội tiết tố đã có sự thay đổi. Khi nội tiết tố thay đổi sẽ khiến máu chảy qua thận nhiều hơn gây nên tình trạng tiểu nhiều. Triệu chứng này thường gặp nhiều ở phụ nữ mang thai tuần thứ 6 và kéo dài khoảng hết 3 tháng đầu của giai đoạn thai kỳ và sẽ giảm dần ở những 3 tháng tiếp theo, đến khi ba tháng cuối thì tình trạng tiểu nhiều ở người mẹ sẽ tăng lên do thai nhi phát triển chèn ép bàng quang.

Đầy hơi, táo bón

Đa phần ở chị em phụ nữ khi mang thai thường bị chứng đầy hơi và táo bón. Sở dĩ có tình trạng này là do nội tiết tố bị thay đổi. Để cải thiện tình trạng này chị em phụ nữ cần uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh và thường xuyên có những bài tập thể dục nhẹ nhàng.

Theo Theo Giadinh.net
MỚI - NÓNG