Những nhà giáo tâm huyết, sáng tạo

Cô Đỗ Thị Thanh Huyền, giáo viên trường mầm non Tây Mỗ A, Nam Từ Liêm, Hà Nội
Cô Đỗ Thị Thanh Huyền, giáo viên trường mầm non Tây Mỗ A, Nam Từ Liêm, Hà Nội
TP - Nhờ tình yêu vô bờ bến với nghề giáo, họ đã trụ vững và nhiều năm liền gắn bó với những học sinh thân yêu, với bảng đen, phấn trắng... Những tấm gương thầy cô vừa được Sở GD&ĐT Hà Nội tuyên dương, hôm qua ngày 14/11, hoàn toàn xứng đáng với danh hiệu “nhà giáo tâm huyết, sáng tạo” được trao.

Kiến tạo những giờ học Văn vui vẻ

Cô Phạm Thị Thu Hà, Trường THCS Chu Văn An, quận Tây Hồ (Hà Nội) là một trong 127 giáo viên tiêu biểu của Hà Nội được tuyên dương dịp 20/11 này. Cô Hà được biết đến là cô giáo dạy Văn với sáng kiến tạo ra hàng nghìn giờ “Văn vui vẻ”. Cô tâm sự, trước đây, học sinh vẫn quen kiểu giáo viên nói, học sinh nghe hoặc đọc chép, nhưng dạy học trong thời đại có nhiều nguồn thông tin tiếp cận học trò như hiện nay khá khó khăn. Nếu không có phương pháp, học sinh dễ thờ ơ với các môn xã hội.

Do đó, mỗi giờ học cô luôn biến thành những buổi học vui vẻ. Cụ thể, cô đưa ra các chủ đề, sau đó chia nhóm để cho học sinh thảo luận, phản biện lẫn nhau. Từ đó, cô thấy học sinh hiện nay rất chủ động, mạnh dạn và có những suy nghĩ vượt tầm.

Qua đó cũng rèn luyện cho học sinh kỹ năng nói, kỹ năng thuyết trình cũng như phản xạ tư duy trước các vấn đề trong cuộc sống. Hay như, các giờ học liên quan đến các tác phẩm trong chiến tranh, cô chuẩn bị các đoạn tư liệu của lịch sử, địa lý để trình chiếu trước. Chưa học tác phẩm nhưng học sinh đã có ấn tượng về hình ảnh người lính trong chiến tranh. Để có cảm xúc học sinh được dẫn đến các địa danh lịch sử để có trải nghiệm. Từ đó, các bài viết về tác phẩm sau này bao giờ cũng thấm đẫm cảm xúc. 

Những nhà giáo tâm huyết, sáng tạo ảnh 1 Cô Phạm Thị Thu Hà, giáo viên trường THCS Chu Văn An, quận Tây Hồ, Hà Nội
Cô Hà chia sẻ, cuộc đời gắn bó với nghề giáo đến nay đã tròn 25 năm nhưng mỗi dịp 20/11 về cô luôn bồi hồi, xúc động bởi tình cảm của các thế hệ học trò… Giúp trẻ hòa nhập 

Cô Đỗ Thị Thanh Huyền, giáo viên trường mầm non Tây Mỗ A, Nam Từ Liêm được Sở GD&DT Hà Nội tuyên dương là giáo viên tâm huyết, sáng tạo năm 2018 vì có nhiều thành tích trong việc phát hiện, giúp trẻ hòa nhập với cộng đồng. 

Cô Huyền tâm sự, từ nhỏ mơ ước được trở thành giáo viên. Nghề giáo viên mầm non vất vả, có mặt ở trường từ sáng sớm đến tối mịt mới được về nhà. Vừa dạy dỗ, vừa chăm sóc từ miếng ăn, giấc ngủ vì thế những ngày đầu chưa quen cô cũng cảm thấy căng thẳng. Vậy nhưng, cô tâm niệm, mỗi ngày đến lớp trẻ phải được vui tươi nên cô luôn tự dặn mình bước qua cổng trường, mọi nỗi buồn phải để lại đằng sau. Vì thế, ngày nối ngày cô đã rèn được thói quen phải nhẫn nại, bao dung và yêu thương trẻ thật nhiều thì trẻ mới yêu lại.

Cách đây khoảng 10 năm, ở lớp không có trẻ có biểu hiện bất thường. Nhưng khoảng 5 năm trở lại đây, khi quan sát thật kỹ cô thấy trong lớp luôn có những bạn có biểu hiện không bình thường. Ví như, có em chỉ thích một khu vực, một đồ chơi cụ thể không thể thay đổi sang đồ chơi khác, có em rất thông minh nhưng chỉ làm điều em thích hay liên tục nói lảm nhảm…Với những học sinh không tuân theo nề nếp như vậy giáo viên đều cảm thấy căng thẳng.

Vốn kiến thức học trên ghế nhà trường không đủ để giúp cô Huyền xử lý những tình huống khó. Vì thế cô quyết định đi học thêm, tìm gặp những chuyên gia, bác sĩ có chuyên môn ở bệnh viện Nhi T.Ư để học hỏi. Sau khi được tư vấn, cô mới biết ngày nay có không ít trẻ mắc chứng rối loạn hành vi, tự kỷ. Điều đáng nói, nhiều em trong số đó bố mẹ không phát hiện ra. Chỉ khi cô giáo trao đổi lại phụ huynh mới giật mình thừa nhận ở nhà con cũng có một số biểu hiện tương tự. 

Cô Huyền cho rằng, với những đứa trẻ như vậy nếu không có phương pháp vừa dạy vừa dỗ, động viên thì con rất khó hòa nhập với bạn bè. Thậm chí, ngoài việc kiên nhẫn dạy con từng động tác, từng hành vi trên lớp cô còn hỗ trợ phụ huynh trong quá trình dạy con. Đối với những ca khó, cô lại trực tiếp cầu cứu các chuyên gia, bác sĩ có chuyên môn. Ở nhà, cô cũng dành riêng một phòng để làm nơi vui chơi, hỗ trợ vận động cho trẻ. Cô tâm sự, một phụ huynh khi phát hiện con gặp vấn đề họ rất ngại đưa đến các khu vui chơi vì sợ ảnh hưởng đến những trẻ khác. Vì thế, căn phòng được thiết kế nhiều dụng cụ phù hợp để trẻ trong khu và một số phụ huynh đưa con đến gửi. Ở đó, cô để tài liệu liên quan đến các vấn đề khuyết tật vận động, trẻ tự kỷ… để phụ huynh tìm hiểu kiến thức.

Sáng 14/11, Sở GD&ĐT Hà Nội tổ chức lễ tuyên dương khen thưởng các điển hình tiên tiến, nhà giáo mẫu mực năm 2018 và trao tặng giải thưởng Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo cho 127 giáo viên. 

MỚI - NÓNG
Công nương Nhật Bản qua đời
Công nương Nhật Bản qua đời
TPO - The Japan Times đưa tin Công nương Yuriko của Hoàng gia Nhật Bản vừa qua đời ở tuổi 101 vì bệnh viêm phổi. Bà không xuất hiện trước công chúng kể từ sự kiện chào năm mới 2024. 
Giá vàng nhẫn tiếp tục giảm mạnh
Giá vàng nhẫn tiếp tục giảm mạnh
TPO - Sáng nay (15/11), giá vàng trong nước tiếp tục giảm mạnh theo giá thế giới. Giá vàng nhẫn giảm từ 500.000 đồng đến hơn 1 triệu đồng/lượng về mốc 81 - 82 triệu đồng/lượng, tuỳ từng thương hiệu vàng.