Những người nên kiêng ăn cà chua

Ảnh minh họa: Internet
Ảnh minh họa: Internet
Dù là thực phẩm khá thân thiện nhưng cà chua vẫn khó gần với một số đối tượng dưới đây.

Người bị gout

Những người bệnh gút có quá trình chuyển hóa purin bị rối loạn làm tăng acid uric trong máu. Cà chua là một thực phẩm tương đối nhiều purin do đó không có lợi cho người bệnh gút. Cà chua cũng giàu vitamin C nên khi người bị gút ăn vào thì vitamin C sẽ kết hợp với axit uric gây kết tủa.

Người bị sỏi thận

Lương y Bùi Hồng Minh, Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà nội cho hay những người bị sỏi mật chỉ nên ăn lượng nhỏ cà chua. Lương y Minh đưa ra lời khuyên: Nên ăn cà chua với lượng vừa phải, không sẽ sinh ra chứng đầy bụng, đi ngoài và nhiều bệnh khác.

Với những người bị bệnh gout và sỏi thận, sỏi mật thì vẫn có thể dùng cà chua được nhưng không nên dùng nhiều, với lượng lớn bởi trong cà chua chứa nhiều vitamin C trong khi cơ thể những người này đang “thừa chất”.

Vitamin C ở cà chua khi vào cơ thể sẽ kết hợp với các chất uric, calcinxi làm thành kết tủa, gây ra sỏi thận, sỏi mật, co thắt túi mật nên và làm bệnh trầm trọng thêm. với người bị gout.

Lưu ý: Với những người có sỏi thận, sỏi mật thì tuyệt đối không dùng thuốc cung cấp vitamin C cho cơ thể.

Người bệnh thận

Khi thận yếu, chức năng lọc giảm nên có thể làm tăng kali huyết. Cà chua tương đối giàu kali làm tăng gánh nặng cho thận, tăng nguy cơ suy thận. Bởi vậy những người đã được chẩn đoán bệnh thận, những người đang phải chạy thận nên hạn chế ăn thực phẩm này.

Người hay lạnh bụng

Bên cạnh đó, cà chua có tính mát nên những người kém ăn, hay bị lạnh bụng, đầy bụng thì không nên ăn nhiều. Để tránh những tác hại trên, dùng toàn bộ quả cà chua hoặc thức ăn chế biến nhưng không thêm muối hoặc giảm lượng natri.

Lương y Minh nhấn mạnh: Cà chua là thực phẩm có nhiều công dụng nhưng nên ăn với lượng vừa phải, không sẽ sinh ra chứng đầy bụng, đi ngoài và nhiều bệnh khác.

Cẩn thận với cà chua đã chế biến

Theo lương y Hồng Minh, cà chua ở dạng tự nhiên rất giàu chất dinh dưỡng nhưng nhiều chế phẩm từ cà chua, chẳng hạn như nước sốt cà chua, canh cà chua đóng chai, nước ép cà chua, nước sốt làm mì ống chứa một lượng natri tương đối lớn.

Dư thừa natri ảnh hưởng rất lớn tới người viêm khớp, tim mạch, thừa cân. Do đó những đối tượng này nên bổ sung cà chua tươi nhưng hạn chế cà chua dạng đã chế biến.

Theo Theo SKGĐ
MỚI - NÓNG