Sáu trong 11 cầu thủ đá chính của U23 Việt Nam trong trận chung kết U23 châu Á 2018 đã phải lên bàn mổ vì đứt dây chằng.
Trận chung kết với Uzbekistan tại Thường Châu (Trung Quốc) cách đây hai năm, HLV Park Hang-seo sử dụng năm hậu vệ. Đình Trọng, Duy Mạnh và Bùi Tiến Dũng đá trung vệ, trong khi hai biên được giao cho Phạm Xuân Mạnh và Vũ Văn Thanh. Trong số năm cầu thủ trên, chỉ Bùi Tiến Dũng, thủ quân của Viettel, chưa bị đứt dây chằng.
Đội hình Việt Nam trong trận chung kết U23 châu Á năm 2018. Thủ môn Bùi Tiến Dũng (áo xanh), tiền vệ Phạm Đức Huy (số 8), trung vệ Bùi Tiến Dũng (4) và tiền đạo Nguyễn Công Phượng (10) là những người may mắn chưa trải qua chấn thương nghiêm trọng.
Duy Mạnh là trường hợp mới nhất gặp chấn thương dây chằng, do va chạm với Amido Balde của TP HCM trong trận Siêu Cup quốc gia 2020 hôm 1/3. Theo chẩn đoán ban đầu, trung vệ của Hà Nội đứt dây chằng chéo trước, phải phẫu thuật và cần tối thiểu sáu tháng để hồi phục. Để lấy lại đúng phong độ, thời gian còn lâu hơn, mà ví dụ nhãn tiền là trung vệ Trần Đình Trọng - người đá cùng Duy Mạnh ở CLB Hà Nội cũng như các cấp đội tuyển dưới thời HLV Park Hang-seo.
Tháng 6/2019, trên sân Pleiku, Đình Trọng cố gắng đổi hướng để theo kèm Chevaugh Wash và tự đứt dây chằng, để rồi phải sang Singapore phẫu thuật. HLV Park Hang-seo nhờ bạn thân - bác sĩ Choi Ju-young chăm sóc đặc biệt cho Đình Trọng để bốn tháng sau anh có mặt trong chiến dịch săn HC vàng SEA Games 30. Tuy nhiên, việc trở lại quá sớm đã ảnh hưởng tới chân của trung vệ sinh năm 1997. Cho đến bây giờ, Đình Trọng vẫn bị đau nếu tập luyện hay thi đấu cường độ cao. CLB Hà Nội vì vậy không dám mạo hiểm sử dụng anh. Trong trận Siêu Cup vừa qua, HLV Chu Đình Nghiêm không điền tên Đình Trọng vào danh sách thi đấu, và phải sử dụng cầu thủ 20 tuổi Việt Anh thay thế khi Duy Mạnh chấn thương.
SLNA có hai cầu thủ thường xuyên được lên tuyển thì cả hai đều trải qua giai đoạn khó khăn vì đứt dây chằng. Xuân Mạnh chấn thương nghiêm trọng trong trận bán kết Cup quốc gia giữa SLNA và Thanh Hoá hôm 5/9/2018. Sau phẫu thuật, anh chưa tìm lại được phong độ như tại Thường Châu nên thường xuyên phải chia tay các đội tuyển. Khi được kỳ vọng thay thế đàn anh Trọng Hoàng bị treo giò ở trận đấu với Malaysia vào cuối tháng 3, hậu vệ của SLNA lại bị đau khi tập luyện tại CLB. Trường hợp còn lại là Văn Đức, với chấn thương nghiêm trọng ở một buổi tập giữa tháng 6/2019. Sau gần một năm điều trị, anh vẫn chưa có trận đấu chính thức nào trong màu áo CLB hay đội tuyển.
Lương Xuân Trường với vai trò thủ quân, đã chơi trọn các trận đấu tại Thường Châu, góp công lớn trong chiến tích giành HC bạc của U23 Việt Nam. Nhưng sau giải đấu trên, tiền vệ người Tuyên Quang "mất tích" trong đội hình các đội tuyển Việt Nam. Những chấn thương liên miên đã khiến anh đánh mất phong độ. Nghiêm trọng nhất với Xuân Trường là ca đứt dây chằng trong buổi tập ngày 30/9/2019 của đội tuyển Việt Nam. Anh phải sang Hàn Quốc phẫu thuật, trị liệu phục hồi và mới trở về Việt Nam vào cuối tháng 1. Dự kiến, hai tháng nữa Xuân Trường mới có thể trở lại sân cỏ.
Nguyễn Quang Hải cũng đang phải trải qua những ngày tháng khó khăn vì chấn thương. Anh bị rách cơ đùi trong trận đấu với Singapore tại vòng bảng SEA Games 30 nên lỡ ba trận cuối trong hành trình giành HC vàng. Hiện tại tiền vệ của Hà Nội cũng đau nhẹ, chỉ vào sân từ băng ghế dự bị trong trận tranh Siêu Cup với TP HCM. HLV Chu Đình Nghiêm hy vọng Quang Hải sẽ hoàn toàn bình phục trước ngày 6/3, khi V-League 2020 khởi tranh.
Trong số 11 cầu thủ đá chính của Việt Nam trong trận chung kết U23 châu Á 2028, chỉ ba cầu thủ "miễn nhiễm" với chấn thương nặng là thủ môn Bùi Tiến Dũng, tiền vệ Phạm Đức Huy và tiền đạo Nguyễn Công Phượng.
Tháng 6/2019, trên sân Pleiku, Đình Trọng cố gắng đổi hướng để theo kèm Chevaugh Wash và tự đứt dây chằng, để rồi phải sang Singapore phẫu thuật. HLV Park Hang-seo nhờ bạn thân - bác sĩ Choi Ju-young chăm sóc đặc biệt cho Đình Trọng để bốn tháng sau anh có mặt trong chiến dịch săn HC vàng SEA Games 30. Tuy nhiên, việc trở lại quá sớm đã ảnh hưởng tới chân của trung vệ sinh năm 1997. Cho đến bây giờ, Đình Trọng vẫn bị đau nếu tập luyện hay thi đấu cường độ cao. CLB Hà Nội vì vậy không dám mạo hiểm sử dụng anh. Trong trận Siêu Cup vừa qua, HLV Chu Đình Nghiêm không điền tên Đình Trọng vào danh sách thi đấu, và phải sử dụng cầu thủ 20 tuổi Việt Anh thay thế khi Duy Mạnh chấn thương.
SLNA có hai cầu thủ thường xuyên được lên tuyển thì cả hai đều trải qua giai đoạn khó khăn vì đứt dây chằng. Xuân Mạnh chấn thương nghiêm trọng trong trận bán kết Cup quốc gia giữa SLNA và Thanh Hoá hôm 5/9/2018. Sau phẫu thuật, anh chưa tìm lại được phong độ như tại Thường Châu nên thường xuyên phải chia tay các đội tuyển. Khi được kỳ vọng thay thế đàn anh Trọng Hoàng bị treo giò ở trận đấu với Malaysia vào cuối tháng 3, hậu vệ của SLNA lại bị đau khi tập luyện tại CLB. Trường hợp còn lại là Văn Đức, với chấn thương nghiêm trọng ở một buổi tập giữa tháng 6/2019. Sau gần một năm điều trị, anh vẫn chưa có trận đấu chính thức nào trong màu áo CLB hay đội tuyển.
Lương Xuân Trường với vai trò thủ quân, đã chơi trọn các trận đấu tại Thường Châu, góp công lớn trong chiến tích giành HC bạc của U23 Việt Nam. Nhưng sau giải đấu trên, tiền vệ người Tuyên Quang "mất tích" trong đội hình các đội tuyển Việt Nam. Những chấn thương liên miên đã khiến anh đánh mất phong độ. Nghiêm trọng nhất với Xuân Trường là ca đứt dây chằng trong buổi tập ngày 30/9/2019 của đội tuyển Việt Nam. Anh phải sang Hàn Quốc phẫu thuật, trị liệu phục hồi và mới trở về Việt Nam vào cuối tháng 1. Dự kiến, hai tháng nữa Xuân Trường mới có thể trở lại sân cỏ.
Nguyễn Quang Hải cũng đang phải trải qua những ngày tháng khó khăn vì chấn thương. Anh bị rách cơ đùi trong trận đấu với Singapore tại vòng bảng SEA Games 30 nên lỡ ba trận cuối trong hành trình giành HC vàng. Hiện tại tiền vệ của Hà Nội cũng đau nhẹ, chỉ vào sân từ băng ghế dự bị trong trận tranh Siêu Cup với TP HCM. HLV Chu Đình Nghiêm hy vọng Quang Hải sẽ hoàn toàn bình phục trước ngày 6/3, khi V-League 2020 khởi tranh.
Trong số 11 cầu thủ đá chính của Việt Nam trong trận chung kết U23 châu Á 2028, chỉ ba cầu thủ "miễn nhiễm" với chấn thương nặng là thủ môn Bùi Tiến Dũng, tiền vệ Phạm Đức Huy và tiền đạo Nguyễn Công Phượng.
Duy Mạnh đứt dây chằng, phải phẫu thuật và cần ít nhất sáu tháng để hồi phục. Ảnh: Đức Đồng.
Vì sao lứa cầu thủ vàng của Việt Nam liên tục chấn thương? Nguyên nhân đầu tiên là do quá tải. Họ là trụ cột ở cả CLB cũng như các đội tuyển nên trải qua mật độ thi đấu dày đặc. Trong năm 2018 và 2019, Duy Mạnh đã chơi tổng cộng 69 trận cho CLB và 32 trận cho các đội tuyển Việt Nam, nhiều hơn cả số trận Lionel Messi đá cho Barca và Argentina. Các đội bóng cũng chưa điều chỉnh hợp lý để các cầu thủ có thời gian nghỉ ngơi hồi phục. Điển hình như Xuân Mạnh và Văn Đức. Sau khi kết thúc Asiad 2018, họ trở về Việt Nam ngày 2/9 thì ba hôm sau đã phải ra sân thi đấu cho SLNA ở Cup Quốc gia. Hệ quả, bộ đôi này chấn thương ngay trận đấu đó. Một nguyên nhân khác là chất lượng mặt sân ở Việt Nam rất tệ. SLNA thường là đội có tỷ lệ chấn thương nhiều nhất mỗi mùa giải. Các cầu thủ nơi đây cho biết mặt sân Vinh cứng và xấu, việc tập luyện và thi đấu thường xuyên khiến đầu gối dễ bị tổn thương. Tại Việt Nam công tác y tế của các đội bóng cũng chưa tốt. Văn Thanh từng được bác sĩ đội chẩn đoán "đau nhẹ, sẽ sớm trở lại". Anh vì thế cố đá và đứt dây chằng, phải nghỉ dài hạn. HLV Park Hang-seo không ít lần công khai than phiền về vấn đề này. Thậm chí, dù nhiều người không thể thi đấu, nhà cầm quân người Hàn Quốc vẫn đưa lên đội tuyển để tiện cho bác sĩ Choi Ju-young điều trị.
Theo Theo VnExpress