Những người 'đi thật xa để trở về'

Việt Phạm về Việt Nam khởi nghiệp với mong muốn đem ẩm thực Việt ra thế giới
Việt Phạm về Việt Nam khởi nghiệp với mong muốn đem ẩm thực Việt ra thế giới
TP - Dẫu đạt những thành công ban đầu, có thể phát triển sự nghiệp ở nước ngoài, không ít du học sinh, kiều bào trẻ vẫn quyết định quay về quê hương, tự tìm cho mình một lối đi mới. Mỗi người có một lý do riêng, nhưng tất cả đều chung một khát vọng Việt Nam.

Dám bước qua vùng “an toàn”

Những người 'đi thật xa để trở về' ảnh 1

Đặng Tất Thắng

Luôn khao khát giúp đất nước, anh Đặng Tất Thắng (36 tuổi, kiều bào Úc) - nhà sáng lập Công ty TNHH Giải pháp công nghệ I3 Australia chọn quay về Việt Nam, với mong muốn đem đến những giải pháp tối ưu cho hệ thống y tế Việt Nam, dù biết rằng chặng đường phía trước còn nhiều cam go.

Sau 10 năm làm việc tại Úc, doanh nhân Đặng Tất Thắng bảo, giấc mơ Việt Nam thường hiện hữu trong từng suy nghĩ của anh. Nhất là sau thời gian trở về chăm sóc người thân, anh cảm nhận công nghệ thông tin (CNTT) trong việc vận hành, quản lý, liên kết và trao đổi thông tin tại y tế Việt Nam còn vắng bóng.

Theo anh, ngành y tế đòi hỏi thông tin rất nhiều, thời gian rất gấp và rủi ro cao, nhưng phần lớn các phần mềm tại các bệnh viện trong nước đa số thiên về phục vụ quản trị hàng hóa, vật tư hơn là hỗ trợ công tác lâm sàng cho nhân viên y tế. “Năm 2016, khi nhiều chính sách phát triển CNTT trong ngành y tế mở cửa, đặc biệt là những hỗ trợ, ưu đãi cho doanh nghiệp CNTT tại Công viên phần mềm Quang Trung TPHCM, tôi cảm thấy không thể chần chừ thêm nên quyết định tạm ngừng chương trình học Tiến sĩ tại Úc để trở về tập trung toàn lực cho sự nghiệp tại Việt Nam. Dù biết rằng bước ra khỏi vùng an toàn của mình là quyết định hết sức mạo hiểm” – anh chia sẻ.

Ra về mang theo ước mơ xây dựng một giải pháp phần mềm vận hành, quản lý tổng thể từ nhân viên y tế, người bệnh và cơ quan quản lý, hướng tới an toàn người bệnh về Việt Nam. Tuy nhiên ngay lần đầu, anh đối diện với câu hỏi đầy ngần ngại của các đơn vị y tế: Đã triển khai ở đâu tại Việt Nam chưa? Lúc ấy tưởng chừng việc hiện thực hóa ước mơ bế tắc.

“Thật ra, các cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp là như nhau. Tuy nhiên, nếu các nhà đầu tư có kinh nghiệm hoạt động tại nước ngoài, môi trường mà mọi yếu tố hạ tầng có vẻ như đã ổn định, việc trải nghiệm những cái “chưa thật sự chuẩn” tại Việt Nam có thể gây khó khăn, dẫn đến các cú sốc về văn hóa, dễ làm nhiều người chán nản hay bỏ cuộc. Nếu nhìn theo chiều hướng khác, sự “chưa chuẩn” này lại là cơ hội rất lớn, tạo được sự thay đổi nếu các kiều bào có thể nhìn thấy được phương hướng cho các giải pháp của mình”, Đặng Tất Thắng

Sau những khó khăn khi tiếp cận khách hàng và tìm kiếm đơn vị y tế đồng hành, anh chuyển hướng tiếp cận ngành y tế bằng việc tập trung vào xây dựng những giải pháp phần mềm hỗ trợ chuyên môn lâm sàng cho bác sĩ, dược sĩ. Hiện, công ty đã ký được nhiều hợp đồng triển khai phần mềm phục vụ hoạt động cho các đối tác như BV Bạch Mai, BV Hoàn Mỹ… Kỳ vọng thời gian tới, công ty sẽ được tham gia xây dựng phần mềm y tế thông minh để cải thiện môi trường y tế cho Việt Nam. Phần mềm này hướng đến nhiều đối tượng khác nhau trong lĩnh vực y tế, như nhà quản lý biết vận hành bệnh viện một cách đúng và nhanh nhất có thể; các bác sĩ, điều dưỡng phối hợp với nhau trong việc khám, chữa bệnh; bệnh nhân có thể làm chủ bệnh án, kết nối bác sĩ gia đình của mình…

Chia sẻ về làn sóng nhiều du học sinh, kiều bào quay trở về quê hương khởi nghiệp, anh Thắng cho rằng, đó là tín hiệu rất đáng mừng bởi nhà nước đã có nhiều chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp khởi nghiệp, cũng như sự quan tâm và hỗ trợ các doanh nhân kiều bào về Việt Nam phát triển. Cái khó ở đây là liệu các chủ doanh nghiệp có thể vượt qua được vòng an toàn (conform zone) ở nước ngoài, và đủ tin tưởng vào cái mình sắp làm để tạo bước chuyển đổi hay không.

Việt Nam là nơi hạnh phúc

Những người 'đi thật xa để trở về' ảnh 2

Lâm Trần (trái)

Khuôn mặt đậm nét Á đông, tiếng Việt trôi chảy, ít ai ngờ Lâm Trần sinh ra và lớn lên ở nước ngoài. Anh chỉ đến Việt Nam một vài lần khi đi du lịch. Thế nhưng quê hương, con người nơi đây như sợi dây tình cảm vô hình giữ chân anh ở lại. àm việc tại nhiều quốc gia trên thế giới, nhưng với Lâm Trần (36 tuổi, kiều bào Pháp), Việt Nam mới là nơi cho anh hạnh phúc. Đó là lý do anh quyết định quay về để khởi nghiệp trên quê hương.

Lâm Trần tốt nghiệp chuyên ngành kinh tế tại Pháp, từng làm việc tại Mỹ; phát triển chiến lược tại Google chi nhánh Paris…  “Lương, thưởng mang lại cho tôi đầy đủ điều kiện vật chất, nhưng trong thời gian làm việc ở Google, tôi luôn nghĩ đến việc trở về Việt Nam, tạo dựng một sự nghiệp nào đó ở đất Sài Gòn” - Lâm Trần chia sẻ. Năm 2015, anh quyết định về hẳn để bắt đầu sự nghiệp cho riêng mình.

Đã từng làm giám đốc marketing cho một vài trang thương mại điện tử tại Việt Nam trước khi khởi nghiệp, Lâm Trần và cộng sự của mình nhận thấy “khe hở” khi mua sắm trực tuyến bùng nổ, đồng thời lại không có bất cứ ứng dụng nào cho phép người dùng tiếp cận với nhiều sản phẩm khác nhau dưới cùng một tài khoản. Thẻ khách hàng lúc ấy chỉ có hiệu lực tại một địa điểm hay một chuỗi cửa hàng cùng hệ thống. Và đó là lý do WisePass ra đời. Wisepass là ứng dụng công nghệ về phong cách sống, cho phép người dùng kết nối với các địa điểm ăn uống, vui chơi, giải trí thông qua việc “quẹt thẻ thành viên” qua hộp đen Wisepass đặt ở các điểm đến, giúp tiết kiệm cho người dùng tới 70% chi phí.

Hơn 10 năm sinh sống và làm việc ở Việt Nam, Lâm Trần đánh giá khởi nghiệp ở đất nước hình chữ S đang ngày càng tốt lên, nhiều công ty nước ngoài muốn đầu tư vốn cho startup Việt. Hiện, WisePass cũng đang tư vấn cho 7 startup ở một trường Đại học về việc gọi vốn như thế nào, đưa ra giải pháp, giải quyết vấn đề thường gặp khi khởi nghiệp. 

Bắt đầu khởi nghiệp tại TPHCM, để mở rộng thị trường ra Hà Nội, Lâm Trần liên tục di chuyển hai miền Nam – Bắc để chào hàng, trực tiếp gặp gỡ khách hàng. Bên cạnh những lợi ích, ưu đãi từ WisePass, Lâm Trần cũng phải có “chiêu” để khách hàng “thử” trải nghiệm sản phẩm. Không chỉ những sản phẩm đầu tiên bán được, mà lượng người tăng nhanh qua từng ngày. Chàng trai trẻ đã chứng minh được tiềm năng, cũng như hướng đi rõ ràng dành cho WisePass mà mình đang theo đuổi. “Câu chuyện thâm nhập thị trường toàn cầu nghe có vẻ to tát, nhưng suy cho cùng, nhà sáng lập cũng phải bắt đầu từ những việc nhỏ nhất: đi nói chuyện với khách hàng, đi bán sản phẩm” – CEO Lâm Trần khẳng định. 

Với WisePass, anh Lâm Trần dấn thân vào một lĩnh vực mới nhưng vẫn trên nền tảng công nghệ mà anh tích lũy nhiều năm kinh nghiệm. Hiểu được tầm quan trọng của việc thu thập dữ liệu khách hàng và xu hướng ứng dụng vào thương mại điện tử, anh cho biết sẽ mở rộng ứng dụng thành phần mềm gợi ý địa điểm dựa vào dữ liệu lịch sử của các hội viên. Hội viên có thể tham khảo và đến các địa điểm gợi ý bởi WisePass khi ở nước ngoài. Dịch vụ gợi ý địa điểm này được áp dụng trong nhiều ứng dụng thành công như Google Maps, Apple Maps, TripAdvisor và Foursquares. 

Tham vọng của chàng Việt kiều là WisePass sẽ phủ sóng toàn bộ thị trường Đông Nam Á chứ không riêng Việt Nam. Hiện WisePass đã có mặt tại 4 thành phố: Hà Nội, TPHCM, BangKok, Manila và 3 quốc gia. Lâm Trần đặt kế hoạch cũng như có chiến lược đưa WisePass xuất hiện ở 7 quốc gia trong thời gian tới.  

Ba mẹ đều là người Việt nên từ nhỏ, anh đã nghe kể rất nhiều về Việt Nam. Trưởng thành, có cơ hội được làm việc ở nhiều nơi trên thế giới từ Mỹ, Pháp, Hàn, kể cả Châu Phi… anh bảo, Việt Nam là nơi mình muốn đến nhất. “Tôi nhận ra nơi mình nhớ nhất không phải là nơi cho mình cuộc sống tốt nhất, mà đó là nơi làm cho mình hạnh phúc nhất, yêu đời nhất. Việt Nam là nơi mà tôi có thể phát triển được ý tưởng, nơi giúp tôi trở thành người góp phần thay đổi xã hội” – CEO Lâm Trần trải lòng. 

Đưa món ngon “kết hôn” công nghệ

Những người 'đi thật xa để trở về' ảnh 3

Việt Phạm

Việt Nam có rất nhiều món ngon, nhưng không phải du khách nào cũng biết để thưởng thức. Đó là lý do để Việt Phạm (25 tuổi, du học sinh Thụy Sĩ) quyết định về nước khởi nghiệp với dự án GoEat Me, đưa món Việt đến với du khách thế giới.

GoEat Me là “đứa con tinh thần” của một nhóm các bạn trẻ là du học sinh Việt Nam tại trời Âu, sau có thêm sự chung tay của những kỹ sư công nghệ đầy kinh nghiệm và sinh viên tài năng tại Việt Nam. Đặc biệt, một số thành viên đến từ các công ty đa quốc gia như Booking.com, Google... “Chúng tôi đều là các thực khách yêu cái ngon và thích cái đẹp khi đi du lịch. Chúng tôi sử dụng các ứng dụng và dịch vụ để tìm kiếm món ăn ngon khi khám phá một địa điểm mới, nhưng hiện tại rất nhiều nền tảng vẫn chưa thể làm hài lòng nhu cầu khách hàng. Hoá ra rất nhiều thực khách tại châu Âu cũng đang đối mặt vấn đề này. Đó là lí do GoEat Me ra đời” – CEO Việt Phạm nhớ lại.iệt Nam có rất nhiều món ngon, nhưng không phải du khách nào cũng biết để thưởng thức. Đó là lý do để Việt Phạm (25 tuổi, du học sinh Thụy Sĩ) quyết định về nước khởi nghiệp với dự án GoEat Me, đưa món Việt đến với du khách thế giới.

Về lý do chọn Việt Nam khởi nghiệp, Việt Phạm tâm sự, quê hương có nhiều món ngon, đặc trưng như phở, bánh mì, bún bò… Dẫu vậy không phải du khách, kể cả người dân trong nước cũng không biết và chọn nơi chất lượng. GoEat Me sẽ giúp du khách tìm ra nhà hàng, món ăn phù hợp ngay từ lần đầu tiên đến những thành phố, địa phương xa lạ. GoEat Me còn hợp tác với các đối tác đặt bàn và giao hàng khác nhau, để người dùng có thể tiện dụng sử dụng những dịch vụ đó mà không phải tải về nhiều ứng dụng. Điểm khác biệt của GoEat Me là sử dụng dữ liệu của người dùng cung cấp như sở thích, yếu tố gây dị ứng, sau đó kết hợp với theo dõi hành vi và thói quen sử dụng, tiêu thụ để máy học và đưa ra các gợi ý phù hợp hơn. Việc này giúp giảm thiểu công việc từ con người và phát hiện các nguyên vật liệu có thể gây dị ứng.

Tại Việt Nam, GoEat Me gặt hái nhiều thành tích tại các cuộc thi khởi nghiệp: Giải nhì Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ứng dụng công nghệ thông tin phát triển du lịch 2019, Top 10 Vietnam Startup Wheel 2019… Việt Phạm tâm sự, các cuộc thi là cơ hội để cọ xát với nhiều ý kiến từ những cá nhân có kinh nghiệm và góc nhìn bên ngoài để hoàn thiện dự án hơn. Đoạt giải là cách để mình biết được mình đang trưởng thành đến đâu và đang ở giai đoạn nào. 

Học tập và làm việc ở nước ngoài trong thời gian dài, Việt Phạm gặp không ít khó khăn khi quyết định khởi nghiệp trên đất mẹ. Anh bảo, gần như phải làm quen lại với văn hoá giao tiếp và cách làm việc của người Việt. Hệ thống luật pháp, kế toán, thuế… cũng làm khó chàng kiều bào, bởi nhiều kiến thức ở nước ngoài vẫn chưa được áp dụng tại Việt Nam.

Việt Phạm cho rằng, khởi nghiệp ở bất kì nơi đâu cũng có khó khăn của riêng nó chứ không chỉ là Việt Nam. Những năm trở lại đây, Việt Nam đã và đang phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Cụ thể, 10 tháng đầu năm 2019, Việt Nam đã đón hơn 12 triệu lượt khách quốc tế, dự kiến sẽ là quốc gia đón nhiều khách thứ 4 tại Đông Nam Á. Mới đây Việt Nam còn đạt kỷ lục khi thặng dư thương mại gần 9 tỷ USD. Chúng ta chỉ vừa mới bước vào cửa hội nhập hơn 2 thập kỷ, vẫn còn nhiều thứ để làm để có một hệ sinh thái bền vững và chặt chẽ .

“Nhóm khởi nghiệp GoEat Me muốn tập trung phát triển mạnh tại thị trường Châu Âu, và nhắm tới mở rộng hơn 3 quốc gia tiếp theo trong năm 2020. Mục đích của chúng tôi là cố gắng trở thành một trong những startup điển hình được sáng lập bởi người Việt ở Châu Âu, như rất nhiều startup Việt đã đạt được” - Việt Phạm kỳ vọng.

Quay về để hỗ trợ cộng đồng

Những người 'đi thật xa để trở về' ảnh 4

Nguyễn Trần Vân Thủy

Có công việc ổn định tại Anh quốc, Nguyễn Trần Vân Thủy (32 tuổi) khiến nhiều người bất ngờ khi quyết định về nước khởi nghiệp với thú nhồi bông handmade.

Sau khi tìm hiểu, thăm dò thị trường quà tặng trong nước, Thủy thấy rằng tiềm năng quà tặng handmade còn nhiều dư địa, nhất là ở nước ngoài rất ưa chuộng sản phẩm thủ công. “Theo tôi, hàng hóa trong nước chỉ có đồ thủ công handmade mới có khả năng cạnh tranh được nếu hướng đến thị trường xuất khẩu. Ở nước ngoài, việc đưa sản phẩm ra thị trường không đơn giản bởi quy định về chất lượng, nhất là sức khỏe của người tiêu dùng. Từ thực tế ấy, chúng tôi quyết định khởi nghiệp bằng các sản phẩm đồ chơi trẻ em làm từ len, vải”. Cuối năm 2012, Vân Thủy quyết định về hẳn Việt Nam, tập trung phát triển dòng sản phẩm thú nhồi bông bằng len với thương hiệu Bobi Craft.ó công việc ổn định tại Anh quốc, Nguyễn Trần Vân Thủy (32 tuổi) khiến nhiều người bất ngờ khi quyết định về nước khởi nghiệp với thú nhồi bông handmade.

Từ ý tưởng đến bắt tay thực hiện là cả một quá trình, nhất là với cô gái mới chân ướt chân ráo trở về quê hương sau 4 năm du học. “Vốn” mà Thủy có được là sức trẻ, sự năng động, chịu khó học hỏi và chút kinh nghiệm ít ỏi khi làm việc tại công ty ở nước ngoài. Nhưng bấy nhiêu cũng chẳng thấm tháp vào đâu khi Thủy dấn thân vào con đường khởi nghiệp.

Vân Thủy tâm sự, không phải ai ra nước ngoài cũng muốn ở lại. Không ít người trẻ ra đi là muốn học hỏi, mở mang kiến thức để rồi quay về góp phần dựng xây quê hương, giúp cho người dân xứ mình. “Đi xa là để trở về… Tôi cho rằng những người sống và làm việc ở nước ngoài sẽ có góc nhìn khác so với những người chỉ ở Việt Nam. Chúng tôi muốn đem những giá trị mới về Việt Nam”, Vân Thủy

“Tôi và các bạn của mình, cũng là du học sinh cùng góp vốn. Số tiền ít ỏi ban đầu không đủ để làm nhiều sản phẩm. Vì vậy chúng tôi phải đắn đo, cân nhắc rất nhiều để từ khâu thiết kế, chọn chất liệu, ý nghĩa sản phẩm để thuyết phục thành công đối tác ngay từ lần chào hàng đầu tiên” – Thủy nhớ lại.

Vốn không rành kỹ thuật đan móc len thủ công, Thủy và cộng sự dò hỏi, tìm gặp những thợ lành nghề, mời họ tham gia cùng dự án. Không biết bao nhiêu lần làm rồi tháo, hư bỏ… Thủy bảo nhiều lúc muốn bỏ vì quá cực. Nhưng nhìn lại chặng đường đã đi, những con người đồng hành, nếu bỏ dở thì sẽ ra sao? Thế là Thủy lại dứng lên, bắt đầu làm lại.

Một vài sản phẩm đầu tay ra đời, Thủy tặng bạn bè, người thân dùng thử và mong có những góp ý thẳn thắn. Ngay từ đầu, định hướng của Bobi Craft là thị trường xuất khẩu. Do vậy phải đạt được những yêu cầu gắt gao: 100% nguyên liệu len được nhập khẩu; lớp bông nhồi thú, trước khi đưa vào sử dụng phải trải qua quá trình kiểm định để đảm bảo an toàn khi đến tay người sử dụng. Tiêu chuẩn, chất lượng là một chuyện, còn mẫu mã lại là chuyện khác, hàng xấu thì ai mua? Để có những sản phẩm đẹp, độc đáo, thu hút khách hàng, thành viên nhóm Bobi Craft tìm tòi học hỏi từ bạn bè, từ sách nước ngoài và internet, sau đó sáng tạo, chỉnh sửa cho phù hợp.

Cơ hội đến với Bobi Craft khi tham gia một hội chợ triển lãm tại Anh. Các chú thỏ, gấu, vịt, cừu, ong, heo... xinh xắn, màu sắc tươi tắn được làm hoàn toàn bằng tay gây ấn tượng đặc biệt, chinh phục nhiều khách tham quan. Từ đó, sản phẩm của nhóm bạn trẻ Việt đã chính thức lên kệ tại nhiều cửa hàng đồ chơi ở nước ngoài như Anh, Mỹ, Nhật, Úc, Singapore... Mỗi tháng, Bobi Craft xuất gần 30.000 sản phẩm ra thế giới.

MỚI - NÓNG
Techcombank cùng 33 anh tài “hâm nóng” không khí tại Vinhomes Ocean Park 3, bất chấp nhiệt độ ngoài trời 15 độ
Techcombank cùng 33 anh tài “hâm nóng” không khí tại Vinhomes Ocean Park 3, bất chấp nhiệt độ ngoài trời 15 độ
Ngay từ sáng sớm, khu vực tổ chức concert Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai tại Vinhomes Ocean Park 3 đã đón một lượng lớn khán giả tập trung, háo hức chờ đến giờ check-in. Người hâm mộ đã sẵn sàng cho một bữa tiệc âm nhạc bùng nổ, “thủng nóc, bay trần, tung trời” cùng 33 Anh tài, ban tổ chức và nhà đồng đầu tư – ngân hàng Techcombank.
Tiến độ xét xử các vụ án thuộc diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC
Tiến độ xét xử các vụ án thuộc diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC
TPO - Các vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (PCTNTC) theo dõi, chỉ đạo được Tòa án các cấp tổ chức xét xử nghiêm túc, đúng tiến độ, đúng pháp luật, không có vùng cấm, không có ngoại lệ. Tòa án các cấp đã thụ lý theo thủ tục sơ thẩm 23 vụ án, đã xét xử 19 vụ án; thụ lý theo thủ tục phúc thẩm 19 vụ án, đã xét xử 9 vụ án và thụ lý theo thủ tục giám đốc thẩm 2 vụ án, đã xét xử 1 vụ án.