Những lí do chưa nên xây mới sân bay Long Thành

Mô hình sân bay quốc tế Long Thành.
Mô hình sân bay quốc tế Long Thành.
"Dự án sân bay Long Thành còn mang nhiều yếu tố chủ quan, chưa đánh giá đầy đủ rủi ro tiềm ẩn mang tính cốt lõi", vì vậy nên nâng cấp sân bay Tân Sơn Nhất và  không cần phải xây thêm sân bay Long Thành.

Sáng nay, 21/3, Hội thảo khoa học “Xây dựng mới sân bay Long Thành hay nâng cấp sân bay Tân Sơn Nhất”, được Hội tư vấn khoa học công nghệ và quản lý TP HCM tổ chức, thu hút 170 đại biểu tham gia, với hơn 100 nhà khoa học, chuyên gia đang công tác trên nhiều lĩnh vực. 

Buổi hội thảo ghi nhận được nhiều ý kiến tranh luận trái chiều, nhưng phần lớn các nhà khoa học, chuyên gia cho rằng, sân bay Tân Sơn Nhất hoàn toàn có thể nâng cấp, không cần phải xây thêm sân bay Long Thành.

PGS TS Nguyễn Thiện Tống – Chủ tịch Chi hội Hàng không tư vấn Khoa học Công nghệ và Quản lý TP HCM, chia sẻ, dự án xây dựng sân bay Long Thành chưa được nghiên cứu tiền khả thi, không tính toán tài chính đầy đủ, nên có quá nhiều rủi ro. Mà rủi ro lớn nhất, theo ông Tống, là thiếu vốn đầu tư.

Tổng vốn đầu tư cho cả 3 gia đoạn được Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam đưa ra là 18,7 tỷ USD. Giai đoạn 1 là 7,83 tỷ USD, giai đoạn 2 và 3 là 11 tỷ USD. Câu hỏi khó trả lời nhất về dự án là nguồn vốn đầu tư, với giai đoạn 1 lại được chia thành 2 giai đoạn nhỏ, để giảm áp lực vốn. Nhưng theo các đại biểu, nếu các giai đoạn sau thiếu vốn, dự án sẽ lâm vào tình trạng “tiến thoái lưỡng nan”, tạo ra lãng phí và tăng gánh nợ công cho đất nước. 

Chưa nên xây mới sân bay Long Thành

TS Nguyễn Bách Phúc – Chủ tịch Hội tư vấn khoa học công nghệ và quản lý TP HCM, cho rằng hoàn toàn có thể nâng cấp sân bay Tân Sơn Nhất phù hợp mà không phải xây mới sân bay Long Thành. Ảnh: Zen Nguyễn.

Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam cho biết, 7,83 tỷ USD đầu tư giai đoạn 1 được lấy từ ngân sách và vay ODA chiếm một nửa, phần còn lại là vốn huy động từ doanh nghiệp liên doanh, liên kết đầu tư. Số vốn vay ODA sẽ do doanh nghiệp vay lại của Chính phủ và tự hoàn trả. Điều này được các đại biểu cho là rất mâu thuẫn. Vì Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam sẽ không có khả năng hoàn trả, khi những hạng mục đầu tư xây dựng là phần kết cấu hạ tầng không có khả năng thu hồi vốn.

Theo TS Nguyễn Bách Phúc – Chủ tịch Hội tư vấn khoa học công nghệ và quản lý TP HCM, với 10 sân bay quốc tế, nếu tính mật độ (số sân bay quốc tế/triệu km2), thì Việt Nam nhiều nhất, gấp 3 lần Thái Lan, 13 lần Trung Quốc, gấp 9 lần so với Mỹ. Nên việc xây thêm sân bay Quốc tế Long Thành là chưa cần thiết.

"Với diện tích đất 1.500ha của Tân Sơn Nhất hiện có, chúng ta có thể nâng cấp sân bay này lên công suất 80 triệu hành khách/năm mà không cần phải di dời. Tổng vốn đầu tư nâng cấp này chỉ khoảng 3 tỷ USD, tiết kiệm rất nhiều so với việc xây sân bay mới. Việc nâng cấp Tân Sơn Nhất có thể chia làm 2 giai đoạn. Giai đoạn đầu nâng lên 56 triệu hành khách/năm. Giai đoạn 2 nâng lên 80 triệu khách/năm", TS Phúc nói.

Cũng theo các nhà khoa học, ngoài việc cần một nguồn vốn khổng lồ để xây dựng sân bay Long Thành, thì một công trình lớn như thế, khi “mọc” lên giữa vùng nông thôn, muốn sử dụng đồng bộ được phải đầu tư xây dựng thêm rất nhiều công trình, như đường sá, điện, nước, khách sạn, bệnh viện… tốn kém thêm nguồn lực của đất nước.

Tiến sĩ khoa học Trần Quang Thắng - Ủy viên Hội đồng Nhân dân TP HCM nêu quan điểm: “Dự án sân bay Long Thành còn mang nhiều yếu tố chủ quan, chưa đánh giá đầy đủ rủi ro tiềm ẩn mang tính cốt lõi".

Theo ông Thắng, phương án khả thi là nâng công suất cho sân bay Tân Sơn Nhất. "Phần quan trọng nhất và cần nhất là nâng cấp hạ tầng, năng lực con người, nâng cao tính chuyên nghiệp về qui hoạch và phát triển.... Làm tốt những vấn đề này thì sau năm 2025 mới tính đến chuyện xây dựng sân bay mới. Chúng ta cần phải nghe ý kiến từ các bên tư vấn, phản biện chuyên gia trong và ngoài nước”, TS Trần Quang Thắng nói.

Theo TS Nguyễn Bách Phúc, khi đề xuất xây dựng sân bay Long Thành, Bộ GTVT luôn nhấn mạnh ý nghĩa, vai trò quan trọng là sân bay quốc tế trung chuyển, ngang tầm quốc tế và khu vực, với sản lượng khách sau năm 2030 có thể lên 100 triệu người. Tuy nhiên con số khổng lồ này khó  đạt được.

Ông Phúc giải thích, sân bay Long Thành nằm gần bờ biển Đông Nam Á và chỉ nằm trên những tuyến hàng không quốc tế bay đến Indonesia, Philippines, Australia. Trong đó có  Indonesia và Philippines ở gần, nên Long Thành sẽ hiếm cơ hội làm trung chuyển cho họ.

Ngoài ra, quanh sân bay Long Thành có 4 sân bay quốc tế khác là Tân Sơn Nhất, Cần Thơ, Phú Quốc và Cam Ranh. Như vậy, Long Thành chỉ có thể trung chuyển đến các sân bay nhỏ, nên không thể có lượng khách khổng lồ được.

 
Theo Theo Zing
MỚI - NÓNG
Techcombank cùng 33 anh tài “hâm nóng” không khí tại Vinhomes Ocean Park 3, bất chấp nhiệt độ ngoài trời 15 độ
Techcombank cùng 33 anh tài “hâm nóng” không khí tại Vinhomes Ocean Park 3, bất chấp nhiệt độ ngoài trời 15 độ
Ngay từ sáng sớm, khu vực tổ chức concert Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai tại Vinhomes Ocean Park 3 đã đón một lượng lớn khán giả tập trung, háo hức chờ đến giờ check-in. Người hâm mộ đã sẵn sàng cho một bữa tiệc âm nhạc bùng nổ, “thủng nóc, bay trần, tung trời” cùng 33 Anh tài, ban tổ chức và nhà đồng đầu tư – ngân hàng Techcombank.
Tiến độ xét xử các vụ án thuộc diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC
Tiến độ xét xử các vụ án thuộc diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC
TPO - Các vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (PCTNTC) theo dõi, chỉ đạo được Tòa án các cấp tổ chức xét xử nghiêm túc, đúng tiến độ, đúng pháp luật, không có vùng cấm, không có ngoại lệ. Tòa án các cấp đã thụ lý theo thủ tục sơ thẩm 23 vụ án, đã xét xử 19 vụ án; thụ lý theo thủ tục phúc thẩm 19 vụ án, đã xét xử 9 vụ án và thụ lý theo thủ tục giám đốc thẩm 2 vụ án, đã xét xử 1 vụ án.