Những giao lộ như mê cung nhìn từ trên cao

Sự kết hợp giữa các đường lượn, đường thẳng hay xoắn ốc khiến những khu vực này trông như tác phẩm nghệ thuật.
Những giao lộ như mê cung nhìn từ trên cao ảnh 1

Trong thực tế, cơ sở hạ tầng giao thông không nằm trong số những yếu tố hấp dẫn nhất của thế giới hiện đại. Nhưng đôi khi cũng có ngoại lệ. Như nút giao thông ở Jacksonville (bang Florida, Mỹ). Ảnh: Station16gallery.

Những giao lộ như mê cung nhìn từ trên cao ảnh 2

Nút giao giữa cao tốc liên bang 295 và đường quốc lộ 202 được các kỹ sư ở Florida thiết kế ấn tượng và hoàn thiện vào năm 2008 với tổng chi phí 80 triệu USD. Ảnh: Skyscrapercity.

Những giao lộ như mê cung nhìn từ trên cao ảnh 3

Một nút giao thông nhiều tầng xe chạy ở Dubai. Ảnh: Shutterstock.

Những giao lộ như mê cung nhìn từ trên cao ảnh 4

Cầu vượt Puxi gồm 6 tầng là một trong những địa điểm đáng chú ý ở Thượng Hải, Trung Quốc. Ảnh: Wikipedia.

Những giao lộ như mê cung nhìn từ trên cao ảnh 5

Giao cắt Gravelly Hill (Birmingham, Anh) còn có biệt danh là nút giao Spaghetti vì độ đan xen phức tạp. Địa điểm này thông xe từ tháng 5/1972 với kinh phí xây dựng khoảng 11 triệu USD. Ảnh: Imgur.

Những giao lộ như mê cung nhìn từ trên cao ảnh 6

Giao cắt Tom Moreland (Atlanta, bang Georgia, Mỹ) cũng được người dân địa phương đặt nickname là Spaghetti. Nơi này đi vào hoạt động từ năm 1987. Ảnh: Georgiaencyclopedia.

Những giao lộ như mê cung nhìn từ trên cao ảnh 7

Một địa điểm khác ở Mỹ được nhắc tới là giao cắt Judge Harry Pregerson (Los Angeles, California). Nơi này thông xe năm 1993 và được đặt tên theo một vị thẩm phán liên bang trong vụ kiện liên quan tới việc xây dựng cao tốc liên bang I-105. Ảnh: Thousand Wonders.

Những giao lộ như mê cung nhìn từ trên cao ảnh 8

Giao cắt giữa đường hầm Clem Jones, đường kết nối sân bay và đường vòng nội đô ở Brisbane (Australia). Ảnh: Roadsaustralia.weebly.

Theo Theo Vnexpress
MỚI - NÓNG
Người Tiền Phong luôn tiên phong
Người Tiền Phong luôn tiên phong
TP - Sau cơn bão số 4, mưa lũ dồn dập trút xuống nhiều tỉnh thành miền Bắc khiến nhiều bản làng, nhà cửa và hàng trăm người dân bị cuốn trôi, mất tích. Nhận lệnh từ Ban Biên tập báo Tiền Phong, nhóm phóng viên Bắc Trung bộ lập tức lên đường từ miền Trung ra miền Bắc để chi viện “điểm nóng”.