1. Nước trà xanh
Trong trà xanh chứa EGCG và theaflavins, có tác dụng điều hòa lượng đường trong máu và làm tăng tác dụng của insulin. Uống 6 tách trà xanh mỗi ngày có tác dụng rất tốt trong việc phòng ngừa và điều trị bệnh đái tháo đường tuýp 2.
Tuy nhiên, trong trà xanh còn chứa caffeine có khả năng làm tăng đường huyết. Vì vậy, những người gặp khó khăn trong việc kiểm soát đường cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi khởi động chương trình uống trà để chống lại bệnh đái tháo đường tuýp 2.
2. Sinh tố táo
Táo có chứa hàm lượng lớn chất pectin, chất này được tập trung nhiều ở vỏ và hạt táo, có tác dụng như một chất “khử độc” trong cơ thể. Nó cũng có khả năng loại trừ những độc tố gây hại cho mạch máu và làm giảm hàm lượng insulin tới hơn 35% trong máu.
Ngoài ra, táo chứa nhiều vitamin B1, có khả năng ngăn chặn những tác động xấu ảnh hưởng tới các tế bào não- một chứng bệnh thường xảy ra đối với bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường. Vì thế bạn có thể thỏa sức ăn táo hoặc món nước sinh tố táo thơm ngon mà không phải lo lượng đường huyết tăng nhanh.
3. Nước ép bưởi
Bưởi cũng là loại trái cây luôn được các bác sĩ khuyên dùng đối với bệnh nhân đái tháo đường, vì nó có khả năng làm giảm hàm lượng đường glucose. Chính vì thế, bệnh nhân mắc tiểu đường nên duy trì thói quen ăn bưởi hoặc uống nước ép bưởi thường xuyên. Những chế độ ăn kiêng, ăn chay và giảm cân cũng không thể thiếu loại trái cây này.
4. Nước ép mướp đắng
Mướp đắng có công dụng giảm lượng đường trong máu, vì nó có chứa một số hoá chất tác động đến lượng đường glucose hoặc lượng hormone insulin. Nhiều nghiên cứu cho thấy, mướp đắng có thể giúp đẩy mạnh quá trình tiết insulin, cải thiện khả năng tế bào hấp thu đường glucose, đồng thời cản trở gan tiết quá nhiều glucose.
5. Nước ép cà rốt
Nước ép cà rốt là một loại thuốc tự nhiên có thể chữa trị và ngăn ngừa rất nhiều bệnh tật khác nhau. Ngoài các enzyme và các tiền chất vitamin A, nước ép cà rốt còn là nguồn cung cấp rất nhiều insulin thực vật có khả năng làm giảm lượng đường trong máu, hạn chế nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường và béo phì.
6. Nước ép dưa leo
Trong dưa leo chứa nhiều chất có lợi cho sức khỏe như: calci, photpho, sắt, muối kali, chất nhầy, các axit amin, chất thơm, vitamin A, B1, B2, C… Dưa leo lại có tính mát, vị ngọt, tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, lợi tiểu, trừ thấp, tiêu sưng. Những bệnh nhân đái tháo đường nên ăn hoặc uống nước ép dưa leo thường xuyên để cung cấp dưỡng chất cho cơ thể.