Những điều 'đại kỵ' khi ăn thanh long, ngon đến mấy cũng phải nhớ kĩ kẻo mang bệnh

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Thanh long rất tốt cho sức khỏe, tuy nhiên không phải ai cũng biết thời điểm ăn loại hoa quả này cũng như những điều cấm kỵ khi sử dụng thanh long có thể khiến bạn rước thêm bệnh vào thân
 Những điều 'đại kỵ' khi ăn thanh long, ngon đến mấy cũng phải nhớ kĩ kẻo mang bệnh ảnh 1

Lợi ích khi ăn thanh long

Thanh long là một kho dinh dưỡng với đầy đủ các vitamin và khoáng chất như: vitamin C , B1, B2 và B3, sắt, canxi, kali và phốt pho đã mang đến những tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe và sắc đẹp của con người.

Ngăn chặn chứng viêm khớp

Thanh long được gọi là "quả chống viêm" bởi tác dụng chống lại bệnh viêm khớp của nó. Ăn thanh long mỗi ngày sẽ giúp bạn cải thiện bệnh viêm khớp, bất động và hỗ trợ điều trị căn bệnh này.

Ngừa ung thư

Ngoài các vitamin và khoáng chất, thanh long còn giàu chất chống ôxy hóa, có khả năng chống lại sự tấn công của các tác nhân gây ung thư: các gốc tự do và các tia UVA và UVB gây hại từ ánh nắng mặt trời,.. Ăn thanh long mỗi ngày sẽ giúp bạn tránh xa ung thư để bảo vệ cơ thể khỏe mạnh.

Kiểm soát và phòng chống bệnh tiểu đường

Với hàm lượng chất xơ cao nên thanh long giúp ổn định lượng đường trong máu cho người bị bệnh tiểu đường. Nếu bạn ăn một quả thanh long mỗi ngày, chắc chắn bệnh tiểu đường sẽ tránh xa bạn.

Ngừa táo bón

Chất xơ trong thanh long sẽ giúp bạn phòng ngừa táo bón hiệu quả. Ăn thanh long sau mỗi bữa ăn sẽ giúp bạn tiêu hóa dễ dàng, từ đó cải thiện chứng táo bón, nếu ăn thanh long thường xuyên một thời gian, chúng sẽ bị "xóa sổ".

Chữa bỏng nhẹ

Đây là một cách trị bỏng từ dân gian. Bạn chỉ cần gọt bỏ vỏ và gai của thân cây thanh long, rửa sạch với nước muối loãng, giã nát lấy nước bôi hay dùng bã để đắp chỗ bỏng sẽ làm hết rát.

Giảm ho và suyễn

Thanh long có tính chống viêm nên rất tốt trong điều trị ho và suyễn. Người ta thường dùng hoa thanh long hãm trà uống để trị ho. Hoặc có thể dùng hoa thanh long nấu canh với thịt cũng có tác dụng trừ ho, bổ phế.

Chống thiếu máu

Thanh long là thực phẩm giàu sắt, là nguyên liệu sản xuất hemoglobin và chống lại bệnh thiếu máu của cơ thể. Vì thế, những bà mẹ mang thai nên ăn nhiều thanh long để bổ sung sắt trong giai đoạn đặc biệt này.

Chống lão hóa

Thanh long có thể được coi là một "bảo bối" cho sắc đẹp và giải quyết các vấn đề lão hóa của chị em phụ nữ. Trong 100g thanh long, nước chiếm đến 87,6% giúp giữ ẩm cho da hiệu quả, đồng thời giúp da trở nên mịn màng, tươi trẻ, chống sừng hóa, nứt nẻ và thô ráp.

Để phát huy tối đa lợi ích chống lão hóa, người ta thường kết hợp thanh long và mật ong thành loại mặt nạ tự nhiên để đắp mặt.

 Những điều 'đại kỵ' khi ăn thanh long, ngon đến mấy cũng phải nhớ kĩ kẻo mang bệnh ảnh 2

Những điều đại kỵ khi ăn thanh long

Nhai không kỹ đã vội nuốt

Ăn chậm nhai kỹ là nguyên tắc ăn uống hàng đầu. Khi ăn thanh long, bạn cũng phải đảm bảo nguyên tắc này. Nhiều người chăm chỉ ăn thanh long vì biết những hạt đen li ti trong loại quả này rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, hầu hết chúng ta đều không nhai vỡ được đám hạt này.

Hạt thanh long chứa rất nhiều axit béo có lợi như omega-3 và omega-6, giúp làm giảm lượng cholesterol xấu và tăng sức dẻo dai cho thành mạch. Lớp vỏ của hạt thanh long tương đối khó phân hủy ngay cả khi đã nằm gọn trong dạ dày, được co bóp tiêu hóa. Và hầu hết, chúng đều "ra ngoài" hết chứ không đem lại dinh dưỡng do thói quen ăn nhanh, nuốt chửng của nhiều người.

Để ngăn chặn tình trạng này, bạn cần chú ý nhai thật chậm từng miếng thanh long nhỏ để hạt vỡ ra, để cơ thể hấp thu được chất dinh dưỡng từ bên trong hạt. Bạn cũng có thể sử dụng máy xay sinh tố để xay thanh long thật nhuyễn để thu được giá trị dinh dưỡng tối đa từ loại quả này.

Không rửa vỏ quả thanh long trước khi ăn

Nhiều người cho rằng, vỏ quả thanh long rất dày, lại không có khả năng "hút" những loại sâu bọ nên đảm bảo an toàn, hiếm có nguy cơ nhiễm dư thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật. Xuất phát từ nguyên nhân này, nhiều người chủ quan thường bỏ qua việc rửa sạch quả trước khi ăn.

Theo giới chuyên gia, điều này thực sự không tốt. Mặc dù vỏ thanh long dày và chúng ta chỉ ăn ruột quả nhưng không ngoại trừ trường hợp hóa chất thôi nhiễm, rồi cầm nắm quả dẫn chất độc vào miếng thanh long tận miệng.

Tốt nhất, chúng ta vẫn nên rửa sạch loại quả này trước khi ăn.

Tránh ăn thanh long cùng sữa bò

Ăn thanh long cùng sữa bò sẽ gây ảnh hưởng đến tiêu hóa. Do đó, bạn không nên kết hợp hai thực phẩm này với nhau, tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe.

Tuyệt đối không ăn vào buổi tối

Đây là loại trái cây chứa nhiều đường không nên ăn nhiều vào buổi tối. Chúng có thể gây ra các chứng rối loạn đường ruột, tiêu chảy và các bệnh liên quan đến lượng đường trong máu.

 Những điều 'đại kỵ' khi ăn thanh long, ngon đến mấy cũng phải nhớ kĩ kẻo mang bệnh ảnh 3

Những người cần cân nhắc kỹ trước khi ăn thanh long

Người bị bệnh tiểu đường

Thanh long có chứa nhiều đường glucose, người bệnh tiểu đường nếu sử dụng nhiều thanh long sẽ khiến lượng đường trong máu tăng cao.

Người mang thai

Trong thanh long có chứa nhiều protein thực vật, do đó những người mang thai dễ bị dị ứng nên cân nhắc trước khi ăn.

Bị tiêu chảy

Người có thể chất hư hàn, thường bị tiêu chảy, chân tay mệt mỏi, sắc mặt nhợt nhạt thì không nên ăn nhiều thanh long.

Phụ nữ thể chất lạnh hoặc đang trong kỳ kinh nguyệt

Thanh long là loại quả mà chị em không nên ăn tùy tiện. Những người thể chất hư lạnh hoặc đang trong chu kỳ kinh nguyệt nên hạn chế ăn thanh long.

MỚI - NÓNG