Những dấu hiệu thoái hóa khớp, đừng bỏ qua kẻo ân hận mấy cũng muộn

Ảnh minh họa: Internet
Ảnh minh họa: Internet
TPO - Thoái hóa khớp càng nặng thì cảm giác đau càng dai dẳng hơn. Khớp có thể bị sưng, các cơ xung quanh trở nên mỏng hoặc yếu đi gây khó khăn khi vận động... Đừng bỏ qua những dấu hiệu này kẻo có thể tàn phế suốt đời.
Theo PGS.TS. Đậu Xuân Cảnh, Giám đốc Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam, thoái hóa khớp có 4 giai đoạn: giai đoạn đầu mới có triệu chứng chưa có bất thường trên phim X quang của khớp, giai đoạn rõ ở khớp nhưng chưa có biến chứng bất thường, giai đoạn 3 đã có biến chứng bất thường rồi, có vận động lạo xạo, giai đoạn 4 đau liên tục, bắt buộc phải thay khớp. Nếu phát hiện giai đoạn 1, 2 mà được điều trị thì tiến triển giai đoạn 3, 4 không có, bệnh được ngăn cản ngay từ đầu. Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân khi bắt đầu thấy bất thường thì chủ quan bỏ qua, không đi khám chuyên khoa để điều trị bài bản. Triệu chứng thoái hóa khớp Khi mắc thoái hóa khớp, người bệnh sẽ gặp rất nhiều triệu chứng dai dẳng, kéo dài, gây hạn chế vận động, khiến cho cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi, suy nhược. Dưới đây là một vài triệu chứng thường gặp: Đau nhức Triệu chứng điển hình nhất của thoái hóa khớp là đau nhức, đôi khi kèm theo cảm giác cứng khớp. Cơn đau thường âm ỉ và nặng hơn vào sáng sớm, buổi tối, hoặc khi co duỗi các khớp. Đồng thời, khi vận động, người bệnh có thể nghe thấy tiếng kêu “lạo xạo” ở đầu gối. Thoái hóa khớp càng nặng thì cảm giác đau càng dai dẳng hơn. Khớp có thể bị sưng, các cơ xung quanh trở nên mỏng hoặc yếu đi gây khó khăn khi vận động. Các triệu chứng này rất đa dạng, diễn biến thất thường và không có nguyên nhân cụ thể. Khi thời tiết thay đổi, nhất là lúc không khí lạnh tràn về, cơn đau sẽ trở nên nghiêm trọng hơn.
Những dấu hiệu thoái hóa khớp, đừng bỏ qua kẻo ân hận mấy cũng muộn ảnh 1 Khi bị thoái hóa khớp, người bệnh sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc đi lại và vận động hằng ngày. Những động tác như: nhấc chân, đứng lên ngồi xuống, leo cầu thang, quay cổ, vặn mình… rất khó thực hiện. Giai đoạn nặng, người bệnh còn bị mất thăng bằng và dễ ngã khi đi lại. Ảnh minh họa: Internet
Cứng khớp Tình trạng cứng khớp vào buổi sáng ngay sau khi ngủ dậy cũng là một trong những triệu chứng điển hình của thoái hóa khớp. Trong thời gian ngủ, người bệnh không cử động khiến các khớp dần bị cứng lại. Lúc này bạn không thể thực hiện động tác co duỗi chân. Tuy nhiên, triệu chứng này sẽ giảm dần sau một vài phút xoa bóp, vận động. Hạn chế vận động
Khi bị thoái hóa khớp, người bệnh sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc đi lại và vận động hằng ngày. Những động tác như: nhấc chân, đứng lên ngồi xuống, leo cầu thang, quay cổ, vặn mình… rất khó thực hiện. Giai đoạn nặng, người bệnh còn bị mất thăng bằng và dễ ngã khi đi lại. Biến dạng khớp Đây là triệu chứng thoái hóa khớp trong giai đoạn nặng, sụn bị tổn thương nghiêm trọng, xuất hiện các gai xương. Tình trạng này khiến các khớp bị sưng to và biến dạng gây đau nhức, hạn chế vận động. Nếu không được điều trị kịp thời, đúng cách thì người bệnh sẽ phải đối mặt với nguy cơ tàn phế.
Những dấu hiệu thoái hóa khớp, đừng bỏ qua kẻo ân hận mấy cũng muộn ảnh 2 Hải sản là món ăn có lợi cho người bị thoái hóa khớp. Ảnh minh họa: Internet

Chế độ ăn tốt cho người bị thoái hóa khớp

Theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, Nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, dinh dưỡng có thể hỗ trợ tốt cho những bệnh nhân mắc bệnh thoái hóa khớp. Chúng ta có thể ngăn ngừa bệnh thoái hóa khớp bằng một chế độ ăn tốt. Về mặt dinh dưỡng, chế độ ăn phải đa dạng thực phẩm, để cơ thể đủ chất. Ở đây, khẩu phần ăn phải đủ canxi, ví dụ chị em nữ giới ở độ tuổi từ 50 và anh em nam giới ở độ tuổi 55 trở lên, chúng ta phải có đủ khẩu phần 1000 mg canxi mỗi ngày.

"Theo các cuộc điều tra tổng dinh dưỡng, khẩu phần ăn trung bình của người Việt Nam mới đáp ứng khoảng 50% nhu cầu kiến nghị về canxi. Do đó, chúng ta cần phải tăng cường ăn các thực phẩm giàu canxi, trong đó hàng đầu là sữa và các chế phẩm từ sữa vì canxi trong sữa hấp thu tốt hơn, trong tôm, cá nhỏ thì chúng ta nên ăn cả xương trong đó, ăn các rau có màu xanh thẫm, các thực phẩm nhiều vitamin C, cũng có thể giúp cho cơ thể dễ hấp thu canxi. Chúng ta có thể thấy những vi chất như kẽm có nhiều trong hải sản, cá, trứng, thịt, vitamin A trong động vật, trong các thực vật có chứa tiền tố vitamin A như rau, củ, quả màu xanh thẫm, màu vàng"- PGS. Lâm phân tích.

Chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyến cáo chế độ ăn phải giàu chất chống oxy hóa. Các gia vị như gừng, tỏi, các loại rau thơm... rất giàu chất chống oxy hóa. Điều này cũng giúp phòng chống thoái hóa khớp hiệu quả.


MỚI - NÓNG