Những đại kỵ khi uống sữa đậu nành: Lưu ý để tránh rước bệnh vào thân

0:00 / 0:00
0:00
Những đại kỵ khi uống sữa đậu nành: Lưu ý để tránh rước bệnh vào thân
TPO - Sữa đậu nành là thức uống bổ dưỡng và lành mạnh cho cơ thể con người. Tuy nhiên, uống sữa đậu nành không đúng cách có thể ảnh hưởng tới sức khỏe.

Sữa đậu nành là thực phẩm có hàm lượng protein cao gấp 3 lần các loại thịt; giàu canxi, sắt, các nguyên tố vi lượng, axit béo không bão hòa… là các chất giúp giảm lượng cholesterol xấu trong máu, ngăn ngừa bệnh tim mạch…

Các chất dinh dưỡng trong đậu nành

Đậu nành tự nhiên thường rất giàu protein và có chứa hầu hết các axit amin thiết yếu mà cơ thể cần đến. Hơn nữa, chúng cũng cung cấp nhiều chất béo thực vật, chất xơ, một số loại vitamin, khoáng chất và các hợp chất thực vật có lợi khác.

Ngoài hàm lượng vitamin và khoáng chất dồi dào, việc ăn đậu nành hàng ngày có thể giúp bạn nhận được một lượng lớn polyphenol, một chất chống oxy hóa bảo vệ cơ thể khỏi sự tổn thương tế bào và các tình trạng mãn tính như bệnh tim.

Đậu nành đặc biệt chứa nhiều isoflavone, được gọi là phytoestrogen - một phân lớp polyphenol, có khả năng gắn kết và kích hoạt các thụ thể estrogen trong cơ thể. Theo các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, isoflavone trong đậu nành có thể đem lại nhiều lợi ích sức khỏe đối với người tiêu thụ. Ăn đậu nành luộc có thể cung cấp cho bạn từ 90 – 134 mg isoflavone trên 100 gram đậu nành.

Những đại kỵ khi uống sữa đậu nành: Lưu ý để tránh rước bệnh vào thân ảnh 1

Tác dụng phụ của đậu nành

Tuy là thực phẩm tốt cho sức khỏe nhưng việc lạm dụng quá nhiều đậu nành có thể trở thành “con dao hai lưỡi”. Một số tác hại của đậu nành cần phải lưu ý đó là:

Gây ức chế tuyến giáp

Những người có bệnh tuyến giáp tốt nhất không nên ăn đậu nành hay các sản phẩm từ đậu nành, bởi thành phần isoflavone trong đậu nành có thể ức chế chức năng tuyến giáp ở một số người và góp phần gây ra chứng suy giáp.

Đầy hơi khó tiêu

Giống như phần lớn các loại đậu khác, đậu nành có chứa chất xơ không hòa tan vì thế có thể gây ra chứng đầy hơi khó tiêu ở những người nhạy cảm,

Gây dị ứng

Trong đậu nành có chứa 2 loại protein là glycinin và conglycinin và ở một số người chúng có thể gây ra các phản ứng miễn dịch, hay còn gọi là dị ứng. Do đó, nếu bạn trong gia đình có người từng có tiền sử dị ứng đậu nành thì tốt nhất không nên ăn thực phẩm này.

Có chất kháng dinh dưỡng

Trong đậu nành chứa các hợp chất kháng dinh dưỡng, có thể làm giảm khả năng hấp thụ vitamin và khoáng chất. Vì vậy, để giảm các chất kháng dinh dưỡng có trong đậu nành, bạn nên ngâm và nấu chín đối với đậu nành sống, hoặc sử dụng rau mầm đậu nành (giá đỗ đậu nành) hay đậu nành lên men.

Những đại kỵ khi uống sữa đậu nành: Lưu ý để tránh rước bệnh vào thân ảnh 2

Những điều phải tránh khi uống sữa đậu nành

Không được uống sữa đậu nành chưa đun sôi kỹ

Trong sữa đậu nành sống có chứa chất ức chế men trypsin, saponin và một số chất không có lợi khác nên nếu uống sữa đậu nành sống hoặc không được đun sôi kĩ sẽ gây buồn nôn, nôn, đau bụng đi ngoài… thậm chí ngộ độc.

Không uống sữa đậu nành khi ăn trứng gà

Sữa đậu nành vị ngọt, tính bình, chứa các thành phần dinh dưỡng như chất béo protein thực vật vitamin các loại khoáng chất… Sử dụng một mình đã có tác dụng bồi bổ rất tốt. Tuy nhiên, trong sữa đậu nành có chất Parenzyme, khi kết hợp với lòng trắng trứng sẽ khiến thành phần dinh dưỡng của trứng gà và sữa đậu nành bị giảm hẳn.

Kiêng uống khi bụng rỗng

Uống sữa đậu nành khi bụng đói sẽ khiến protein trong sữa đậu nành đều biến thành nhiệt lượng và tiêu hao mất. Do đó không thể mang lại tác dụng bồi bổ cho cơ thể. Khi uống sữa đậu, tốt nhất nên ăn cùng các chất tinh bột như bánh bao, bánh mỳ… để giúp cho các dưỡng chất được hấp thụ tối ưu.

Kiêng đựng trong bình giữ nhiệt

Trong sữa đậu có chất có thể tẩy trôi các chất cặn bám trong thành bình giữ nhiệt. Sau 3-4 giờ bảo quản ở nhiệt độ thường, sữa đậu nành mới bị biến chất và có vị chua.

Không nên dùng đường đỏ pha với sữa đậu nành

Trong đường đỏ có chứa nhiều a-xít hữu cơ như axit lactic, axit acetic,… có tác dụng kết hợp các chất protit, canxi tạo thành các hợp chất biến tính làm mất đi các chất dinh dưỡng của sữa đậu nành, đồng thời ảnh hưởng tới sự hấp thu và tiêu hóa của cơ thể.

Kiêng uống cùng thuốc kháng sinh

Sữa đậu nành sẽ tạo ra phản ứng hoá học với các chất kháng sinh gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ Do đó, bạn nên uống sữa đậu nành và thuốc kháng sinh cách nhau ít nhất 1 giờ.

Không nên dùng quá nhiều sữa đậu nành trong ngày

Bởi cơ thể sẽ phải tiêu hoá protein quá mức sinh ra các triệu chứng như chướng bụng, đi ngoài… Trong trường hợp bị nhức đầu tắc nghẽn đường hô hấp và các triệu chứng khác sau khi uống sữa đậu nành, ngay lập tức phải khám và tư vấn bác sĩ để được điều trị kịp thời.

Không nên dùng sữa đậu nành thay thế sữa cho trẻ bú

Mặc dù hàm lượng chất dinh dưỡng trong sữa đậu nành cao nhưng vẫn không đủ cho nhu cầu phát triển của trẻ.

MỚI - NÓNG