Khoai lang có thể chữa được bệnh vàng da, ung nhọt, viêm tuyến vú, hành kinh không đều, di tinh, kiết lỵ. Ngoài ra, ăn khoai lang còn có thể phòng cảm cúm, giảm cân, phòng tránh oxy hóa, chống viêm và phòng nhiều bệnh tật khác cho cơ thể. Dù có rất nhiều tác dụng như vậy nhưng khi ăn khoai lang chung với một số thực phẩm lại có thể gây hại cho sức khỏe cơ thể.
Những thực phẩm không được ăn chung với khoai lang
Cà chua
Trong một giờ sau khi ăn khoai lang, bạn tuyệt đối không nên ăn cà chua vì nó sẽ dễ gây khó chịu cho cơ thể cũng như gây hại cho sức khỏe.
Cụ thể, trong cà chua chứa nhiều chất mà khi kết hợp với khoai lang trong dạ dày sẽ hình thành chất khó tiêu, rất dễ dẫn đến đau bụng, tiêu chảy và rối loạn tiêu hóa.
Chuối
Giống như khoai lang, nếu bạn ăn chuối trong sau khi ăn khoai lang sẽ khiến bạn bị đầy hơi, trào ngược axit dạ dày. Thậm chí nếu bạn ăn quá nhiều, rất dễ tiêu hóa và ngộ độc mãn tính.
Nếu muốn ăn chuối, tốt nhất nên ăn trước hoặc sau 4 tiếng ăn khoai lang.
Ngô
Ngô là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao.Tuy nhiên, để có thể tiêu hóa ngô, dạ dày cần phải tiết ra nhiều axit và cũng cần nhiều thời gian để làm việc này.
Nếu bạn đã ăn khoai lang trước đó, tốt nhất không nên ăn ngô để tránh tạo gánh nặng lên dạ dày, khiến dạ dày phải tiết ra quá nhiều axit để tiêu hóa cả hai. Tệ hơn, có thể gây trào ngược axit dạ dày.
Việc trứng có thể kết hợp với khoai lang hay không thực sự khác nhau với mỗi đối tượng. Đối với những người có nhu động và tiêu hóa tốt, sự kết hợp này sẽ không gây ra hậu quả gì.
Nhưng đối với những người mắc chứng khó tiêu, tốt nhất không nên ăn hai món này cùng nhau. Bởi vì dạ dày của chúng ta cần một khoảng thời gian dài để tiêu hóa protein cao trong trứng. Nếu vừa ăn trứng lại tiếp tục ăn khoai lang sẽ làm tăng gánh nặng đường tiêu hóa và gây đau bụng.
Quả hồng
Khoai lang và quả hồng không nên ăn cùng với nhau, ít nhất nên cách nhau khoảng 5 giờ trở lên. Bởi vì sau khi ăn khoai lang, lượng đường trong khoai lang sẽ lên men trong dạ dày, khiến dịch vị dạ dày tiết ra nhiều hơn. Khi phản ứng với chất tannin và pectin trong quả hồng sẽ gây ra sự kết tủa, nghiêm trọng hơn có thể khiến xuất huyết dạ dày hoặc viêm loét dạ dày.
Tác hại của khoai lang khi ăn nhiều
Sỏi thận
Khoai lang cũng chứa nhiều axit oxalic - một loại axit hữu cơ. Thêm quá nhiều khoai lang vào chế độ ăn uống khi bị sỏi thận có thể gây bất lợi cho những người đã bị sỏi thận. Axit oxalic bắt đầu lắng đọng trên viên sỏi đã tồn tại, làm tăng các triệu chứng và cơn đau. Theo nhà dinh dưỡng học Seema Khanna tại Mumbai, khoai lang có hàm lượng axit oxalic cao, do đó những người có nguy cơ hình thành sỏi thận chỉ nên thỉnh thoảng ăn.
Khó chịu ở dạ dày
Khoai cũng chứa mannitol, một loại carbohydrate được gọi là rượu đường hoặc polyol. Mặc dù không có hại khi sử dụng loại carbohydrate này, nhưng nếu tiêu thụ quá mức có thể gây bất lợi cho những người bị chứng khó chịu ở dạ dày. Ăn khoai lang quá nhiều khi bụng bị khó chịu có thể dẫn đến tiêu chảy, đau bụng, chướng bụng.
Ngộ độc vitamin A
Loại củ này có hàm lượng vitamin A cao và việc tiêu thụ quá nhiều loại vitamin này có thể dẫn đến ngộ độc vitamin A. Các triệu chứng của tình trạng này có thể bao gồm đau đầu và phát ban. Tiêu thụ quá nhiều vitamin A trong thời gian dài cũng có thể là lý do khiến tóc thô, rụng một phần tóc (bao gồm cả lông mày), môi nứt nẻ và da khô ráp. Liều lượng lớn vitamin A kéo dài cũng có thể gây tổn thương gan.
Lượng vitamin A được khuyến nghị hàng ngày (RDA) là 700 mcg đối với phụ nữ và 900 mcg đối với nam giới, hãy dựa vào con số này để xác định lượng khoai lang tối đa ăn vào. Bên cạnh đó, nếu bạn đang mắc các vấn đề về thận, tiểu đường và tim, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để ăn khoai lang đúng cách, với lượng hợp lý.