Những ‘đại kỵ’ khi ăn hạt dẻ, cần biết để tránh rước bệnh vào thân

0:00 / 0:00
0:00
Những ‘đại kỵ’ khi ăn hạt dẻ, cần biết để tránh rước bệnh vào thân
TPO - Hạt dẻ là món ăn khoái khẩu của nhiều người trong mùa đông nhưng không phải ai cũng có thể tùy tiện ăn món này.

Lợi ích khi ăn hạt dẻ

Ăn hạt dẻ tăng cường khả năng miễn dịch

Hạt dẻ cung cấp vitamin C cho cơ thể khi bạn sử dụng. Vitamin này đóng một vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ chức năng miễn dịch và giảm nguy cơ nhiễm trùng.

Ăn hạt dẻ giảm căng thẳng, kiểm soát huyết áp

Nhờ hàm lượng kali phong phú mà hạt dẻ được coi là loại hạt có thể giúp giảm bớt căng thẳng, "thổi bay" stress. Cũng nhờ chứa một lượng lớn khoáng chất kali cần thiết, nó giúp thận thải natri dư thừa ra khỏi cơ thể bạn qua nước tiểu, vì quá nhiều natri sẽ gây ra huyết áp cao. Hạt dẻ giúp các mạch máu của bạn thư giãn, điều này giúp làm giảm huyết áp.

Hạt dẻ tốt cho dạ dày và ruột

Y học Trung Quốc cho rằng hạt dẻ có chức năng tăng cường chức năng lá lách và dạ dày, mạnh gân cốt và hoạt huyết, rất thích hợp cho chứng buồn nôn và tiêu chảy do tỳ vị hư yếu, đau thắt lưng và đầu gối do thận hư, và suy gan, dạ dày ở trẻ em. Ăn hạt dẻ có thể bồi bổ dạ dày và tăng cường sinh lực cho lá lách. Bệnh nhân bị tiêu chảy mãn tính và bệnh đường ruột ăn hạt dẻ sẽ có hiệu quả giảm tình trạng bệnh.

Ăn hạt dẻ giúp cơ và xương chắc khỏe

Hạt dẻ còn ngăn ngừa và làm giảm các triệu chứng như loãng xương do tuổi già, yếu tay chân, đau thắt lưng và chân nhờ chứa một hàm lượng đáng kể canxi, vitamin K, magiê và đồng. Tất cả những chất dinh dưỡng thiết yếu này giúp cải thiện sức khỏe của xương, vì vậy, có thể nói đây là món ăn bổ dưỡng cho sức khỏe người cao tuổi, ăn thường xuyên có tác dụng bồi bổ cơ thể, chữa bách bệnh, chống lão hóa, kéo dài tuổi thọ.

Bổ sung máu và bảo vệ tim mạch

Hạt dẻ rất giàu axit béo không bão hòa, vitamin, khoáng chất và hàm lượng kali, hàm lượng kali có thể loại bỏ tình trạng thiếu năng lượng và duy trì nhịp tim bình thường. Nhờ những đặc tính này mà ăn hạt dẻ rất hữu ích cho việc phòng ngừa và điều trị các bệnh tim mạch ở người già như xơ cứng động mạch, tim mạch vành và tăng huyết áp.

Những ‘đại kỵ’ khi ăn hạt dẻ, cần biết để tránh rước bệnh vào thân ảnh 1

Những thực phẩm không nên ăn cùng hạt dẻ

Thịt cừu

Hạt dẻ và thịt cừu không thể ăn cùng nhau là do các nguyên tố kim loại vi lượng trong thịt cừu sẽ tương tác hóa học với vitamin C trong hạt dẻ, từ đó phá hủy giá trị dinh dưỡng của vitamin C trong hạt dẻ. Nó cũng tạo ra chất lắng cặn mà cơ thể con người khó tiêu hóa và hấp thụ.

Đậu phụ

Đậu phụ chứa magie clorua và canxi sunfat, trong khi hạt dẻ chứa axit oxalic, khi hai loại thực phẩm gặp nhau sẽ tạo ra magie oxalat và canxi oxalat. Hai chất kết tủa màu trắng này không chỉ ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ canxi của cơ thể mà còn dễ dẫn đến bệnh sỏi thận.

Hạnh nhân

Vì trong hạt hạnh nhân có chứa hàm lượng chất béo cao và dễ gây tiêu chảy nên không thể ăn cùng với hạt dẻ, hạnh nhân là thực phẩm có tính nóng, nếu ăn nhiều sẽ gây hại cho xương và dễ gây tái phát bệnh đau xương ở người già. Nếu ăn hạt dẻ và hạnh nhân cùng lúc sẽ có hiện tượng đau bụng, nếu bạn bị bệnh đau dạ dày, ăn 2 thực phẩm này sẽ khiến bệnh dạ dày tái phát.

Thịt bò

Ăn hạt dẻ với thịt bò có thể gây nên các triệu chứng đầy bụng, nôn mửa, khó tiêu. Các vitamin trong hạt dẻ dễ dàng phản ứng với các nguyên tố vi lượng trong thịt bò, làm suy yếu giá trị dinh dưỡng của hạt dẻ, và chúng không dễ tiêu hóa.

Những ‘đại kỵ’ khi ăn hạt dẻ, cần biết để tránh rước bệnh vào thân ảnh 2

Những người nên hạn chế ăn hạt dẻ

Người cao tuổi có chức năng tiêu hóa kém và trẻ nhỏ không nên ăn quá nhiều hạt dẻ cùng một lúc vì nó có thể gây ra những triệu chứng như: đau bụng, khó tiêu, hóc nghẹn, tổn thương tì vị... Những người này chỉ nên dùng 50-70gr hạt dẻ mỗi tuần để tốt nhất cho sức khỏe.

Người có thâm niên bị bệnh dạ dày: Những người này ăn quá nhiều hạt dẻ sẽ làm sản sinh nhiều axit và tạo nên gánh nặng cho bộ phận này, từ đó dẫn đến xuất huyết dạ dày.

Người bị cảm chưa khỏi, bệnh nhân mắc chứng sốt rét, kiết lị, phụ nữ sau khi sinh cũng không nên ăn nhiều hạt dẻ, chỉ nên ăn không quá 10 hạt dẻ để tránh bị táo bón.

Người bị tiểu đường: Hạt dẻ chứa hàm lượng tinh bột cao nên cần tránh ăn hạt dẻ để không làm lượng đường huyết tăng nhanh.

Những ‘đại kỵ’ khi ăn hạt dẻ, cần biết để tránh rước bệnh vào thân ảnh 3

Những lưu ý khi ăn hạt dẻ

Không ăn quá nhiều

Hạt dẻ cung cấp lượng carbonhydrate và năng lượng cho cơ thể ở mức cao. Ăn 5 hạt dẻ tương đương với việc ăn 1 bát cơm trắng. Do đó, nếu ăn quá nhiều hạt dẻ có thể gây tăng cân.

Ngoài ra, vì chứa lượng tinh bột lớn và gần như không có chất xơ nên dễ gây hiện tượng nóng trong, táo bón, chướng bụng, khó tiêu.

Không nên dùng đường để chế biến hạt dẻ

Khi rang (nướng) hạt dẻ ở nhiệt độ cao, nếu sử dụng đường có thể khiến món ăn bị cháy khét, sinh ra các chất không tốt cho sức khỏe. Cách tốt nhất để chế biến hạt dẻ là luộc hoặc hầm.

Thời gian ăn hạt dẻ

Hạt dẻ nhiều tinh bột, ít chất xơ nên bạn không nên ăn ngay sau bữa chính vì có thể gây đầy bụng, cản trợ hoạt động của hệ tiêu hóa. Có thể coi hạt dẻ là bữa ăn phụ và dùng trong khoảng thời gian từ 9h-15h.

MỚI - NÓNG
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
TPO - “Ban Quản lý dự án 2 chịu hoàn toàn mọi trách nhiệm trước Bộ Giao thông vận tải, Cục Đường bộ Việt Nam và pháp luật nếu để xảy ra mất an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông, ùn tắc giao thông mà nguyên nhân không sửa chữa kịp thời hoặc chậm trễ khắc phục các tồn tại của dự án”, văn bản Khu Quản lý đường bộ III nêu.