Đối với các nhà khoa học quan sát phorids ngoài thực địa, chúng xuất hiện như những chấm nhỏ, mờ nhạt khi bay lơ lửng trên đầu những con kiến chủ, Lloyd Morrison, nhà sinh thái học của Cục Công viên Quốc gia, đã viết trong một cuốn hướng dẫn về côn trùng ký sinh ở Bắc Mỹ.
Con cái không có nhiều thời gian để kén chọn vật chủ của mình, vì kiến trưởng thành chỉ sống trong tự nhiên khoảng một tuần hoặc ít hơn. Khi con ruồi cái nhìn thấy một lỗ hổng, nó lao vào và đẻ một quả trứng bên trong ngực của con kiến trong vòng chưa đầy một giây.
Một con ruồi cái có thể đẻ từ 200 đến gần 300 trứng và chỉ trong một giờ, nó có thể thực hiện hơn 100 lần ký sinh (mặc dù nó chỉ đẻ một trứng cho mỗi vật chủ).
Nhà côn trùng học Sanford Porter thuộc Bộ Nông nghiệp Mỹ đã viết trong tạp chí Florida Entomologist rằng, những con kiến thợ mới bị ký sinh thường tỏ ra choáng váng sau khi đẻ trứng và những con kiến thường đứng trên chân của chúng trong vài giây đến một phút trước khi bỏ chạy.
Những nỗ lực đẻ trứng này không phải lúc nào cũng thành công. Thực tế, hầu hết đều thất bại. Trong các thí nghiệm trong phòng thí nghiệm, khi những con ruồi cái Pseudacteon cố gắng cấy một quả trứng vào một con kiến không muốn, chúng đã thất bại ít nhất 65%.
Nhưng khi một quả trứng thực sự nằm bên trong một con kiến, vật chủ của nó sẽ bước vào thế giới của xác sống. Khi quả trứng nở, con kiến chỉ còn vài tuần để sống trước khi bị tấn công, loạng choạng rời khỏi tổ rồi bị chặt đầu.
Trong vòng vài ngày sau khi nở, ấu trùng phorid di chuyển từ ngực vào đầu kiến. Chúng ta biết rất ít về cách ký sinh trùng tránh bị hệ miễn dịch của kiến tiêu diệt, nhưng việc di chuyển nhanh vào đầu vật chủ có thể giúp ấu trùng trốn tránh phản ứng miễn dịch.
Trong suốt thời gian ấu trùng ở giai đoạn thứ hai, khoảng hai đến ba tuần nó tự làm mình thoải mái trong khoang đầu kiến, nhấm nháp huyết tương. Chất dinh dưỡng dạng lỏng này là tất cả những gì ấu trùng cần cho đến khi đạt đến giai đoạn thứ ba.
Đối với một con kiến bị nhiễm bệnh trong những tuần trăng mật đầu tiên, mặc dù mang và nuôi dưỡng một ký sinh trùng đang phát triển bên trong đầu, cuộc sống vẫn diễn ra khá bình thường.
Ấu trùng phorid đã sẵn sàng cho quá trình biến thái của mình. Nó giải phóng một loại enzyme phân hủy màng trong bộ xương ngoài khiến con kiến không đi được và cuối cùng là gục ngã.
Đầu của con kiến long ra khỏi cơ thể. Hàm của nó yếu đi, khiến nó không thể cắn hoặc đào hang. Đối với ấu trùng, nó thỏa mãn cơn thèm ăn mới đối với thức ăn rắn như mô đầu kiến. Cái đầu rỗng, nhồi đầy ấu trùng của con kiến rơi ra. Con kiến lúc này đã chết, mặc dù chân của nó vẫn giật giật khi đầu lăn đi.