Những chính sách mới về giáo dục có hiệu lực từ tháng 11/2023

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Chuyển đổi cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông; quy chế thi học sinh giỏi cấp quốc gia,… là những chính sách giáo dục đáng chú ý có hiệu lực từ tháng 11/2023.

Chuyển đổi trường bán công, dân lập sang tư thục

Ngày 3/10/2023, Bộ GDĐT ban hành Thông tư 16/2023/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 41/2020/TT-BGDĐT ngày 3/11/2020 của Bộ trưởng Bộ GDĐT bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ GDĐT ban hành trong lĩnh vực giáo dục.

Theo đó, bổ sung Điều 1a vào Thông tư Thông tư 41/2020/TT-BGDĐT, nội dung như sau:

Theo đó, đối với cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông thuộc đối tượng phải chuyển đổi theo quy định tại Thông tư 11/2009/TT-BGDĐT ngày 08/5/2009 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT gồm cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông bán công, dân lập sang cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông tư thục; cơ sở giáo dục mầm non bán công sang cơ sở giáo dục mầm non dân lập; cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông bán công sang cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập.

Nếu các cơ sở nêu trên chưa thực hiện việc chuyển đổi thì phải hoàn thành việc chuyển đổi theo quy định tại Thông tư 11/2009/TT-BGDĐT trước ngày 30/6/2025.

Thông tư này có hiệu lực thi hành từ 20/11/2023.

Ban hành mới quy chế thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia

Ngày 10/10/2023, Bộ GDĐT ban hành Thông tư 17/2023/TT-BGDĐT quy định về quy chế thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia.

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25/11/2023; thay thế Thông tư số 56/2011/TT-BGDĐT và các Thông tư sửa đổi, bổ sung Quy chế trên (Thông tư số 41/2012/TT-BGDĐT, Thông tư số 37/2013/TT-BGDĐT, Thông tư số 02/2023/TT-BGDĐT).

Thông tư 17/2023/TT-BGDĐT có một số điểm mới đáng chú ý như sau:

Chỉnh sửa để thống nhất cách hiểu, bảo đảm tính thực tế, khả thi của một số nội dung; trong đó có quy định về số lượng thí sinh các đội tuyển (tối đa là 10 thí sinh; riêng thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội 20 thí sinh)...

Tiếp tục duy trì tổ chức buổi thi thực hành các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học ở kỳ thi chọn đội tuyển Olympic quốc tế. Đối với kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia thay việc tổ chức buổi thi thực hành trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia bằng việc đề thi các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học có nội dung hỏi yêu cầu thí sinh giải quyết bằng kiến thức liên quan đến kỹ năng thí nghiệm, thực hành.

Tại Điều 32 Thông tư 17/2023/TT-BGDĐT quy định xếp giải kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia như sau:

Chỉ xếp giải cá nhân (Nhất, Nhì, Ba, Khuyến khích), theo từng môn thi.

Sau khi hoàn tất việc chấm điểm bài thi, xếp thứ tự số phách theo điểm thi từ cao xuống thấp, để xếp giải.

Đối với tỷ lệ giải đối với mỗi môn thi, tổng số giải, từ Khuyến khích trở lên, không vượt quá 60% số thí sinh dự thi; trong đó, tổng số giải Nhất, Nhì, Ba không vượt quá 60% tổng số giải, số giải Nhất không vượt quá 5% tổng số giải.

Tổ chấm thi xây dựng phương án xếp giải và trình Chủ tịch Hội đồng chấm thi để xem xét xử lý theo quy định.

MỚI - NÓNG