Những "bẫy quỷ" bí hiểm của người châu Phi

Nhà khoa học xấu số B.Zurawski lúc sinh thời.
Nhà khoa học xấu số B.Zurawski lúc sinh thời.
Gần thành phố Dongola cổ kính nằm ven sa mạc Nubia thuộc phía bắc nước Sudan, các nhà khảo cổ học đã đào được các hiện vật giống như những chiếc bát con làm từ đất sét, chôn sâu dưới các nền móng kiến trúc trong tư thế lật ngửa hướng lên mặt đất. Đây chính là "bùa ngải" hay "bẫy quỷ" theo cách gọi của dân bản địa.

Ngoài ra, theo tập tục truyền đời, người Sudan cho đến tận ngày nay mỗi khi xây nhà đều "yểm bùa" dưới móng nền bằng bột cà phê trộn lẫn với đinh nhọn, nhằm xua đuổi tà ma ác quỷ đe dọa cuộc sống thường nhật của họ.

Trong các cuộc khai quật khảo cổ ngoại vi Dongola nói trên, người ta còn tìm thấy nhiều di chỉ sinh hoạt tín ngưỡng thời Trung cổ, có niên đại từ thế kỷ XI-XIV. Những dụng cụ sinh hoạt hiện diện dưới móng nền nhà, hiển nhiên đã nói lên rằng, một thời nơi đây từng là khu dưỡng lão.

Bên trong thành chén bát làm bùa ngải có hai đường vạch đậm giao nhau chia lòng bát thành 4 phần đều đặn, xen vào là la liệt những nét khắc bằng tiếng Hy Lạp cổ, thể hiện tên tuổi của 12 vị thần theo Thánh Kinh.

Bằng cách này, giới kiến trúc sư thời Trung cổ muốn tăng gấp đôi tính trừ tà - bền vững của công trình dành riêng cho người cao tuổi: bùa phép kết hợp cùng sự bảo trợ của các thần linh.

Ba chiếc bát chạm khắc mộc mạc đầu tiên được phát hiện kề thời khắc hoàng hôn. Rồi bất chấp màn đêm buông xuống, giới khảo cổ vẫn quyết định tiếp tục công việc khai quật, với hy vọng tìm ra thêm nhiều đồ vật có giá trị khác nữa. Mọi người mò mẫm đào bới…

Do sơ suất, một nhân công người bản xứ đã làm vỡ chiếc bát thứ tư, khi cố sức móc hiện vật từ lớp đất dưới móng nhà lên.

Tính linh thiêng của bùa ngải biểu hiện tức thì! Chỉ vài giờ sau, người nhân công lên cơn sốt cao. Người ta vội chở nạn nhân đi cấp cứu, nhưng chẳng kịp nữa rồi…

Tim anh ta đã ngừng đập trước khi tới bệnh viện. Các bác sĩ địa phương thì quả quyết là do chứng sốt rét thường thấy ở chốn này, nhưng họ không sao giải thích nổi về cái chết có thể đến nhanh đến thế (?!).

Một phần hiện vật được khai quật gồm đáy và thân chiếc bát bẫy quỷ (2 ảnh nhỏ bên trái từ trên xuống)
Một phần hiện vật được khai quật gồm đáy và thân chiếc bát bẫy quỷ (2 ảnh nhỏ bên trái từ trên xuống).

Số phận của nhà khảo cổ học gạo cội Bogdan Zurawski, vị chuyên gia cự phách của Viện Khảo cổ trực thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Ba Lan cũng không sáng sủa hơn.

Tiến sĩ B.Zurawski là người từng mân mê hồi lâu cả ba chiếc bát - bùa ngải đào lên đầu tiên. Sáng hôm sau, ông cũng lên cơn sốt với thân nhiệt đo được là 40-41oC.

Ba tuần nằm điều trị tại Dongola không mang lại kết quả khả quan, người ta liền chuyển Zurawski về thủ đô Khartum. Ông nằm điều trị thêm một tuần tại bệnh xá của Lãnh sự quán Canada, trước khi buộc phải trở về Warsaw, cơn sốt kéo dài.

Tại Balan, các bác sĩ chẩn đoán là nhà khảo cổ học đã mắc chứng… sốt rét kinh niên, một căn bệnh phổ biến trong vùng nhiệt đới.

Riêng B.Zurawski trong cả tháng ròng trước lúc nhắm mắt xuôi tay vẫn đinh ninh rằng căn bệnh nan y của ông là hệ quả từ những xúc cảm bí hiểm, phát sinh qua việc tiếp xúc trực tiếp với bẫy quỷ - những chiếc bát đất sét tiềm ẩn "sức mạnh ma quái khó cưỡng lại".

Trần Hồng
Theo CAND/Discovery

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG