Từ sáng sớm trên bãi biển Hải Thịnh (Nam Định) có hàng chục ngư dân đi cào dắt biển. Đây là nghề giúp bà con có nguồn thu nhập chính cho gia đình. |
Công việc của những người vợt don, cào dắt tùy thuộc vào con nước. Nước lớn đi muộn hơn một chút, có khi đến hơn 1 giờ chiều mới kết thúc. |
Dụng cụ để cào dắt là chiếc xăm dài 5-7 mét, miệc của chiếc xăm được gắn chiếc dao cạo nằm gọn trong khung sắt hình chữ nhật để có thể cắm sâu được vào lòng cát và di chuyển một cách dễ dàng hơn. |
Tuy vất vả là thế nhưng 40 năm nay ông Tuy chưa bỏ một ngày nào chỉ trừ khi ốm đau. |
Nơi cào dắt thường là những bãi cát sát trên biển có độ sâu từ 0,5- 1 mét so với mặt nước biển. Người cào một tay cầm cán tre, tay còn lại tì vào thắt lưng đi với thế giật lùi. Trung bình cào một lượt là 15-20 mét tính ra khoảng trên 10km mỗi buổi và ngâm mình trong nước biển liên tục suốt 6 tiếng đồng hồ. |
Nếu như cào dắt thì ngư dân phải ngâm mình dưới nước biển, còn đối với cào don thì họ sẽ phải cúi mình để bới don từ dưới những lớp cát |
Ngư dân phải dùng những chiếc xẻng nhỏ lật lớp cát và đất biển lên để bới don. Don có hình thù giống con chai nhưng nhỏ hơn nên phải nhìn kĩ mới thấy. Cao điểm của mùa don bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 6 dương lịch |
Do phải tiếp xúc trực tiếp với nước và đất biển nên chân, tay của ngư dân làm nghề cào don có nhiều vết nhăn, da trắng bợt. |
Chiếc xô đựng don đồng hành cùng ngư dân mỗi buổi đi cào |
Nếu may mắn, mỗi ngày ngư dân có thể thu nhập từ 300-500 nghìn đồng. Những hôm thời tiết không thuận lợi thì chỉ cào được chút ít rồi phải đi về. |
Don sẽ được ngư dân đem về chế biến làm sạch để mang đi tiêu thụ |
Những con dắt tươi rói có giá từ 30-50 nghìn đồng/ cân và rất được người dân ưa chuộng. |
Từ khi con dắt, con don có giá, nghề cào dắt, cào don cũng thu hút nhiều người làm hơn và don, dắt cũng ngày càng ít dần. |