Nhịp cầu kết nối cơ hội đầu tư tại Việt Nam cho Doanh nghiệp FDI

Ngày 22/8/2024, tại TP. Hồ Chí Minh, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp Thái Lan tại Việt Nam (ThaiCham) tổ chức Hội thảo “Bối cảnh kinh tế Việt Nam và xu hướng thị trường chứng khoán” với sự góp mặt của hơn 9 0 đại biểu, đại diện cho các doanh nghiệp FDI đến từ Thái Lan, Singapore, Mỹ, Ấn Độ…

Hội thảo đã mang đến một diễn đàn hữu ích để các doanh nghiệp FDI hiểu rõ hơn về bối cảnh và triển vọng kinh tế Việt Nam, cũng như nắm bắt những xu hướng mới nhất của Thị trường chứng khoán tại Việt Nam.

Nhịp cầu kết nối cơ hội đầu tư tại Việt Nam cho Doanh nghiệp FDI ảnh 1

Trong những năm gần đây, Việt Nam luôn là điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư FDI do chính sách ưu đãi, chi phí nhân công cạnh tranh, nền chính trị ổn định, cơ sở hạ tầng phát triển với nhiều khu công nghiệp mới, qui mô thị trường và tham gia nhiều FTAs.

Trong đó, Thái Lan luôn nằm trong danh sách 10 quốc gia dẫn đầu về nhà đầu tư FDI với tổng vốn đầu tư đăng ký đến thời điểm 22/7/2024 đạt 14,2 tỷ USD với 750 dự án. Các doanh nghiệp Thái Lan đã góp phần quan trọng vào sự phát triển của nhiều ngành công nghiệp tại Việt Nam, đặc biệt là tiêu dùng nhanh, bất động sản và công nghiệp như các tên tuổi lớn SCG Việt Nam, Thai Beverage, C.P Group, WHA, Central Retail,…v.v.

Trong 7 tháng đầu năm 2024, nền kinh tế thế giới có phục hồi nhẹ, một số nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao hơn dự báo, lạm phát được kiểm soát, giá cả hàng hoá cơ bản ổn định, lãi suất giảm dần, thương mại và đầu tư quốc tế phục hồi…mang lại nhiều hy vọng khả quan về tăng trưởng kinh tế trong năm 2024-2025 với mức tương đương năm 2023.

Tuy nhiên, tình hình kinh tế năm 2024-2025 vẫn tiềm ẩn nhiều thách thức đối với thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, do những ảnh hưởng từ chính trị toàn cầu, lạm phát còn cao, an ninh lương thực – an ninh năng lượng cùng với sự biến đổi bất thường của khí hậu...

Các doanh nghiệp FDI đầu tư vào Việt Nam cần thêm những thông tin đa chiều để có thể xem xét nhằm đưa ra những quyết sách, định hướng, cũng như chiến lược để vượt qua giai đoạn nhiều khó khăn, thách thức hiện nay. Hội thảo do BIDV và ThaiCham phối hợp tổ chức đã đáp ứng được nhu cầu cấp thiết đó.

Tại Hội thảo, các chuyên gia kinh tế hàng đầu đã chia sẻ những phân tích sâu sắc về tình hình kinh tế vĩ mô của Việt Nam, những cơ hội và thách thức mà các doanh nghiệp FDI đang đối mặt, triển vọng và sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam.

Đặc biệt, các diễn giả đã cung cấp thông tin kinh tế, thương mại, đầu tư, chính sách và dự báo tiềm năng của kinh tế Việt Nam trong năm 2024 và những năm tiếp theo. Với vai trò là một trong những diễn giả chính, Tiến sỹ Cấn Văn Lực – Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV đã cung cấp nhiều thông tin, nhận định hữu ích về tình hình kinh tế, thương mại, đầu tư cùng với dự báo, nhận định xu hướng trong thời gian sắp tới. Ngoài ra, bà Đặng Nguyệt Minh – Trưởng bộ phận nghiên cứu của Dragon Capital, đã chia sẻ về xu hướng đầu tư, sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam thời gian tới.

Hội thảo đã thu hút sự quan tâm của các doanh nghiệp FDI và đặt ra nhiều câu hỏi cụ thể: những yếu tố ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán, quy định thay đổi gần đây, việc tích hợp các yếu tố ESG ảnh hưởng đến xu hướng thị trường, tác động của nhiệm kì tổng thống Hoa Kỳ mới đến nền kinh tế thế giới và Việt Nam… Với tư cách là những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực kinh tế vĩ mô và tài chính, Tiến sĩ Cấn Văn Lực và Bà Đặng Nguyệt Minh đã mang đến những phân tích sâu sắc, cung cấp cho doanh nghiệp FDI cái nhìn toàn diện về tình hình kinh tế Việt Nam và những cơ hội đầu tư mới.

Những chia sẻ thực tế, chuyên sâu từ các chuyên gia BIDV đã nhận được sự đánh giá cao của các thành viên ThaiCham và cộng đồng doanh nghiệp FDI. Thông tin giá trị này không chỉ giúp nhà đầu tư hiểu rõ hơn về thị trường Việt Nam mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc đưa ra quyết định đầu tư sáng suốt. Đặc biệt là các doanh nghiệp có cơ hội được hỗ trợ toàn diện trong quá trình kinh doanh tại Việt Nam thông qua việc thúc đẩy hợp tác với BIDV, trong đó có các chi nhánh đầu mối sự kiện như BIDV Tây Hồ và Chi nhánh Sở Giao dịch 2.

Với tầm nhìn trở thành Ngân hàng hàng đầu trong khu vực, BIDV đã không ngừng đổi mới và nâng cao chất lượng dịch vụ, đặc biệt dành cho doanh nghiệp FDI. Bằng việc chủ động phối hợp với các hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài, tổ chức thường xuyên các diễn đàn để trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm và tư vấn cho hàng ngàn doanh nghiệp mỗi năm, BIDV đã trở thành đối tác tin cậy của cộng đồng doanh nghiệp quốc tế.

MỚI - NÓNG
Bình luận

Có thể bạn quan tâm

Ông Trump 'đạp phanh' thuế quan, niềm tin Phố Wall vẫn trượt dốc

Ông Trump 'đạp phanh' thuế quan, niềm tin Phố Wall vẫn trượt dốc

TPO - Chứng khoán châu Á bật tăng trong phiên 10/4 sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump bất ngờ tuyên bố tạm hoãn áp thuế mới với hàng loạt quốc gia. Tuy nhiên, niềm tin vào Phố Wall chưa trở lại khi các hợp đồng tương lai lao dốc, trái phiếu tiếp tục biến động và làn sóng bán tháo cổ phiếu Mỹ chưa dừng lại.
Lý do nhiều người mua gom USD

Lý do nhiều người mua gom USD

TPO - Hôm nay (10/4), giá USD trên thị trường “chợ đen” vượt 26.200 đồng/USD. Nhiều người tranh thủ “gom” USD với kỳ vọng giá còn tăng mạnh từ nay đến cuối năm.
Chứng khoán tăng mạnh nhất lịch sử và tâm trạng 'hỗn độn' của nhà đầu tư

Chứng khoán tăng mạnh nhất lịch sử và tâm trạng 'hỗn độn' của nhà đầu tư

TPO - Phiên giao dịch ngày 10/4 khép lại với nhiều cảm xúc khi lần đầu tiên thị trường chứng khoán Việt Nam chứng kiến hơn 660 mã tăng trần, tăng mạnh nhất trong lịch sử. Tuy vậy, nhiều nhà đầu tư tỏ ra hụt hẫng khi chấp nhận mua bằng mọi giá vẫn không thể được, người bán thì xót xa vì mất “hàng” đúng đáy.
'Chúng ta cần phát triển kinh tế trong nước và coi là nội lực cơ bản nhất'

'Chúng ta cần phát triển kinh tế trong nước và coi là nội lực cơ bản nhất'

TPO - Tại Hội thảo khoa học quốc gia đánh giá kinh tế Việt Nam năm 2024 và triển vọng năm 2025 diễn ra sáng nay ở Hà Nội, TS. Vũ Thành Tự Anh - Đại học Fulbright Việt Nam - cho rằng: "Trong bối cảnh hiện nay, chúng ta phải thấu hiểu môi trường quốc tế. Bây giờ môi trường này thay đổi chóng mặt, chúng ta cần phát triển kinh tế trong nước và coi là nội lực cơ bản nhất của nền kinh tế Việt Nam. Cần nỗ lực tái cơ cấu nền kinh tế...".