Cận cảnh những cánh rừng ngập mặn ven biển Hà Tĩnh. Video: Phạm Trường. |
Hà Tĩnh có hơn 700ha rừng ngập mặn, tập trung dọc cửa sông các huyện Nghi Xuân, Lộc Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh... |
Hệ sinh thái rừng ngập mặn Hà Tĩnh phong phú với nhiều loài động thực vật thuỷ sinh có giá trị kinh tế cao, tập trung phần lớn ở khu vực các cửa sông lớn như Cửa Hội, Cửa Sót, Cửa Nhượng và Cửa Khẩu. |
Rừng ngập mặn chủ yếu là các cây mắm, đước, sú vẹt, trang, bần...Ngoài tạo cảnh quan môi trường biển, rừng tránh gió cho tàu thuyền của ngư dân, chắn sóng, triều cường, bảo vệ tuyến đê biển. |
Các cánh rừng ngập mặn cao 0,6-3 m, trải dài hàng km. |
Ông Văn Thành Đô, Chủ tịch UBND thị trấn Lộc Hà (huyện Lộc Hà) cho biết trên địa bàn có hơn 95ha rừng phòng hộ ven biển, chủ yếu được trồng các loài cây rừng ngập mặn như đước, vẹt, bần. |
“Rừng ngập mặn ven biển có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ các tuyến đê, hạn chế xói lở. Dưới tán rừng còn có các loại tôm, cua, hải sản giúp người dân trang trải cuộc sống. Rừng cây xanh tốt còn thu hút nhiều loài chim về trú ngụ”, ông Đô cho hay. |
Rừng ngập mặn nếu phát triển tốt sẽ góp phần giúp chống lại thiên tai, giảm xói lở và bảo vệ đất, giảm ô nhiễm, hạn chế các tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu và bảo vệ sinh kế cho người dân. Trong ảnh là cánh rừng ngập mặn trước chùa Phổ Độ (xã Hộ Độ, huyện Lộc Hà). |
Những cánh rừng ngập mặn trở thành tấm khiên bảo vệ, giúp tàu thuyền tránh trú trước những cơn bão. |
Do ảnh hưởng của yếu tố tự nhiên và con người khiến nhiều diện tích rừng ngập mặn ở Hà Tĩnh suy giảm. |
Hàng năm, ngành chức năng Hà Tĩnh trồng mới thêm nhiều diện tích. |
Hệ sinh thái rừng ngập mặn Hà Tĩnh phong phú với nhiều loài động thực vật thuỷ sinh có giá trị kinh tế cao, tập trung phần lớn ở khu vực các cửa sông lớn như Cửa Hội, Cửa Sót, Cửa Nhượng và Cửa Khẩu. Đây còn là nguồn sinh kế cho người dân địa phương. |
Những bộ rễ của đước, sú, vẹt cắm sâu xuống bãi bùn ven biển, trở thành nơi trú ngụ của nhiều loại như tôm, cua. |
Những phụ nữ len lỏi qua những lớp cây chằng chịt, lặn ngụp trong bùn lầy để săn cua biển. |