Chương trình siêu tăng này được tiết lộ vào năm 1997, nguyên mẫu đầu tiên hoàn thành vào năm 1999.
Ấn tượng đầu tiên về Black Eagle là một thiết kế rất hầm hố. Thân xe được phát triển từ khung gầm T-80U kéo dài thêm, hai bánh đà bổ sung vào hệ thông truyền động của xe.
Black Eagle được bọc giáp hạng nặng, mặt trước, hai bên hông bổ sung thêm giáp phản ứng thế hệ mới giúp chống chịu tốt hơn trước các loại đạn chống tăng. Nóc tháp bảo được bảo vệ tốt hơn nhằm đối phó với các vũ khí chống tăng đột nóc.
Các vị trí quan sát và điều khiển dịch chuyển ra phía sau để tăng mức độ bảo vệ cho mặt trước. Ngoài ra nó cũng được trang bị hệ thống phòng vệ chủ động Shtora-6.
Black Eagle sử dụng pháo chính rất lớn có thể là 130 mm hoặc 140 thậm chí là 152 mm. Nó được xem là loại xe tăng có pháo chính lớn nhất thế giới.
Pháo chính có thể tiêu diệt mục tiêu ở cự ly tới 10 km, ngoài ra pháo còn có chức năng phóng tên lửa chống tăng qua nòng pháo. Vũ khí phụ có một súng máy đồng trục 7,62 mm và 1 đại liên 12,7 mm điều khiển từ xa.
Pháo chính vẫn sử dụng hệ thống nạp đạn tự động cho phép duy trì tốc độ bắn khoảng 10-12 viên/phút. Tuy nhiên, khối đạn dược vẫn nằm chung khoang với ê kíp vận hành. Đây được xem là điểm yếu cố hữu của xe tăng Liên Xô.
Black Eagle được trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực rất hiện đại. Nó còn được trang bị 1 radar tìm kiếm trên không cho phép phát hiện máy bay cánh cố định và trực thăng ở cự ly 16 km.
Xét về mức độ bảo vệ và sức mạnh hỏa lực, Black Eagle được đánh giá vượt trội so với các đối thủ phương Tây. Có thể nói nguyên mẫu này là tinh hoa của công nghệ xe tăng Nga.
Black Eagle sử dụng động cơ tuabin khí công suất 1.500 mã lực cho phép đạt tốc độ tối đa 70-75 km/h, dự trữ hành trình có thể lên đến 1.000 km với nhiên liệu phụ trợ.
Đáng tiếc là tình trạng của siêu tăng này đến nay không thực sự rõ ràng. Có thông tin cho rằng toàn bộ chương trình đã bị đóng cửa do thiếu kinh phí. Nhà sản xuất Omsk Transmash được cho là đã phá sản vào năm 2002.