Trong kháng chiến chống Mỹ, ngoài các loại hỏa lực (pháo, tăng, máy bay), Liên Xô còn cung cấp không ít trang bị hậu cần bảo đảm sức khỏe cho cho bộ đội Việt Nam. Điển hình là thiết kế xe bếp quân sự KP-125 phục vụ công tác bảo đảm hậu cần, nuôi quân trong hành quân chiến đấu, huấn luyện dã ngoại. Ảnh: xe bếp KP-125 trưng bày tại Bảo tàng Hậu Cần.
Xe bếp quân sự KP-125 được đánh giá là có độ tin cậy cao, dễ dàng bảo trì, sử dụng tốt ở điều kiện đồi núi, mọi điều kiện thời tiết. Ưu điểm chính của nó là sử dụng nhiều loại nhiên liệu như gỗ (dùng gỗ đun) hoặc dầu diessel.
Xe bếp này có chiều dài 3,82m (mẫu của Việt Nam nếu tính xe nước đằng sau thì phải dài hơn), rộng 2,2m, chiều cao khi hành quân 1,6m, chiều cao khi hoạt động là 3,35m, nặng 1,3 tấn. Mức tiêu thụ nhiên liệu khi hoạt động với gỗ là 35kg/giờ, với nhiên liệu diesel là 10 lít/giờ.
Xe bếp có khả năng cung cấp dinh dưỡng cho 125 binh sĩ (quân số của một đại đội). Một chu trình nấu ăn cho 125 người sẽ mất chừng 50-60 phút. Ảnh: mẫu xe bếp quân sự KP-125 ở Nga.
Xe bếp này có thể kéo đi bằng các loại xe vận tải bánh lốp.
Một loại xe bếp quân sự khác có kết cấu lớn hơn nhiều tại Bảo tàng Hậu Cần.
Loại xe bếp này cũng được Liên Xô viện trợ cho Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ.
Phía trước của xe bếp quân sự cỡ lớn với thiết bị nối xe kéo.
Cửa vào bên trong “bếp ăn di động”.