Nhìn đôi môi đoán bệnh đang gặp

Ảnh minh hoạ: Internet
Ảnh minh hoạ: Internet
Nếu môi khô và nứt nẻ, có thể bạn đang thiếu nước. Môi sưng tấy, có khả năng bạn đã bị dị ứng.

Môi khô và nứt nẻ

Nếu đang bị khô và nẻ môi, bạn có thể đang bị thiếu nước. Thay vì thoa kem dưỡng môi, hãy uống một cốc nước lớn và cải thiện vấn đề từ bên trong. Đừng liếm môi vì nước bọt sẽ khiến môi khô nặng hơn và bị nứt nẻ.

Nứt nẻ ở mép

Bạn có thể đã bị nhiễm nấm. Nếu bạn chảy nước miếng khi ngủ hoặc đeo niềng răng, vi khuẩn có thể tích tụ ở hai bên mép và gây ra nhiễm trùng. Thật may là vấn đề này không quá gay go, hãy đến gặp bác sĩ để được kê một liều thuốc chống nấm.

Đổi màu

Nguyên nhân khiến môi bị đổi màu có thể do bạn ăn nhiều kẹo có phẩm màu hoặc, tệ hơn là mắc bệnh gan. Hãy đến gặp bác sĩ nếu đôi môi đổi màu đi kèm các triệu chứng khác. Một lý do khác có thể dẫn đến đổi màu môi là hút thuốc.

Sưng tấy

Sưng môi có thể là hậu quả của dị ứng. Nếu bạn còn bị rát môi, sưng lưỡi, nổi phát ban hoặc ngứa họng, hãy đi ngay đến bác sĩ vì cơ thể đang phản ứng lại một cách nghiêm trọng với món vừa ăn hoặc thứ vừa tiếp xúc.

Nhợt nhạt

Thiếu tiếp xúc với ánh nắng mặt trời có thể là nguyên nhân khiến môi bị nhợt nhạt. Hãy ra ngoài nhiều hơn, nhưng nhớ phải sử dụng kem chống nắng. Nếu như có vị trí nào khác trên cơ thể cũng bị nhợt nhạt, hãy gặp bác sĩ để có chẩn đoán về thiếu máu hoặc ung thư.

Bị đau

Môi quá nhạy cảm khi chạm vào hoặc có viền hồng ở xung quanh mép, bạn có thể đã bị dị ứng nhẹ với cái gì đó, có thể là kem đánh răng hoặc son môi. Theo dõi các triệu chứng và ngưng sử dụng sản phẩm nghi là nguyên nhân gây dị ứng.

Lở miệng

Lở miệng có thể bị gây ra bởi virus herpes, nhưng không cần quá lo lắng vì bạn có thể nhận biết trước khi những vết mụn xuất hiện bằng cảm giác ngứa ran. Khi đó, hãy ra hiệu thuốc hoặc đến gặp bác sĩ để tìm mua thuốc chống lở miệng. Hạn chế để vùng da bị tổn thương tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Hãy luôn luôn dùng kem chống nắng.

Theo Theo Vnexpress
MỚI - NÓNG