Nhiều trẻ nguy kịch vì căn bệnh 'khủng khiếp' có triệu chứng chỉ là mấy nốt mụn nhọt

0:00 / 0:00
0:00
Ảnh minh họa: Internet
Ảnh minh họa: Internet
TPO - Từ đầu tháng 9 đến nay, Bệnh viện Nhi Trung ương đã tiếp nhận và điều trị cho 8 trường hợp trẻ bị nhiễm khuẩn huyết do tụ cầu vàng. Đây là loại vi khuẩn gây nên nhiều bệnh cấp tính nặng, rất khó điều trị và có thể dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

Gần đây Bệnh viện Nhi Trung ương tiếp nhận nhiều trường hợp nhiễm khuẩn huyết do tụ cầu vàng, nhập viện trong tình trạng bệnh đã chuyển biến nặng.

Tính từ đầu tháng 9 đến nay, khoa Điều trị tích cực nội khoa – Bệnh viện Nhi Trung ương đã tiếp nhận và điều trị cho 8 trường hợp trẻ bị nhiễm khuẩn huyết do tụ cầu vàng. Đây là loại vi khuẩn gây nên nhiều bệnh cấp tính nặng, rất khó điều trị và có thể dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

Thận trọng với mụn nhọt và các vết thương ngoài da của trẻ

Trường hợp đầu tiên là bé gái P.S (10 tuổi, ở Lai Châu). Các bác sĩ cho biết, 3 tuần trước khi nhập viện trẻ dẫm phải gai, bàn chân trái sưng nên được gia đình tự điều trị bằng thuốc nam tại nhà.

Sau 3 tuần, khi thấy trẻ xuất hiện chảy máu mũi, bàn chân trái sưng đau, trợt da có mủ người nhà mới đưa trẻ đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh và được các bác sĩ chẩn đoán bị nhiễm trùng huyết/suy đa tạng.

Do bệnh chuyển biến nặng, ngày 10/9/2021 trẻ được chuyển đến khoa Điều trị tích cực nội khoa, Bệnh viện Nhi Trung ương để tiếp tục theo dõi và điều trị trong tình trạng thở oxy, da tái, khó thở, suy sụt huyết động, xuất huyết ngoài da và niêm mạc…

Các bác sĩ chẩn đoán trẻ bị nhiễm khuẩn huyết do tụ cầu, viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn, suy đa tạng, có mủ màng phổi màng tim. Sau khi hồi sức ổn định chức năng sống, các bác sĩ đã hội chẩn và quyết định tiến hành phẫu thuật mổ bóc tách màng phổi, cắt màng tim ngoài tim để giải phóng mủ, tiếp đó tiến hành lọc máu, bồi phụ nhiều yếu tố đông máu cho trẻ.

Tuy nhiên tiên lượng của trẻ vẫn rất nặng do trẻ nhập viện muộn, tổn thương nhiều cơ quan gây khó khăn trong quá trình điều trị.

Một trường hợp khác là bé gái P.T (18 tháng tuổi, ở Hà Nội). Gia đình cho biết, cách đây 2 tháng trẻ được đưa về quê chơi với ông bà.

Trước khi nhập viện 4 ngày, trẻ xuất hiện nốt mụn nhọt sau gáy, đến ngày thứ hai trẻ có triệu chứng sốt, đi ngoài phân lỏng nên được người nhà cho đi khám tại bệnh viện tuyến huyện và được bác sĩ kê đơn thuốc về nhà uống.

Đến ngày thứ 3 trẻ vẫn sốt cao liên tục, tím tái toàn thân, khó thở nên gia đình đưa trẻ vào bệnh viện tuyến tỉnh tiếp tục điều trị và được các bác sĩ chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết.

Do tình trạng trẻ chuyển biến nhanh, liên tục sốt cao, khó thở, buồn nôn, ngày 12/9/2021, trẻ được chuyển đến Bệnh viện Nhi Trung ương trong tình trạng nhiễm khuẩn huyết do tụ cầu gây tổn thương nhiều cơ quan: viêm phổi nặng, tràn mủ màng phổi, hạ huyết áp và rối loạn đông máu.

Bác sĩ cho biết, với các biện pháp điều trị tích cực như thở máy, dẫn lưu ổ mủ màng phổi, dùng các thuốc trợ tim và kháng sinh thích hợp, hiện trẻ đã qua cơn nguy kịch, cai được máy thở, tuy nhiên vẫn cần theo dõi thêm biến chứng khác của bệnh.

Cần chủ động phòng tránh nhiễm trùng do vi khuẩn tụ cầu

Ths.Bs Ngô Tiến Đông – Khoa Điều trị tích cực nội khoa, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, nhiễm khuẩn huyết tụ cầu vàng là do các vi khuẩn tụ cầu, các loại vi trùng được phát hiện trên da hoặc trên mũi, có thể xuất hiện trên cơ thể người khỏe mạnh.

Thông thường các vi khuẩn này nằm trên da sẽ không gây bệnh hoặc chỉ gây ra các vấn đề nhiễm trùng da tương đối nhỏ. Tuy nhiên nhiễm khuẩn do tụ cầu có thể gây nguy hiểm đến tính mạng và các di chứng nặng nề nếu vi khuẩn xâm nhập vào máu.

Nguyên nhân dẫn đến nhiễm khuẩn huyết tụ cầu ở trẻ em là do vi trùng xâm nhập vào cơ thể thông qua những nốt mụn nhọt ngoài da, những vết cắt hoặc vết thương khác khác trên vùng da lành...

Chúng sẽ tiết ra các chất độc hại đối với cơ thể, dẫn đến các ổ viêm mủ ở nhiều cơ quan như phổi (viêm phổi hoại tử, viêm mủ màng phổi..), tim (viêm mủ màng tim, viêm trong buồng tim), xương khớp (các ở viêm mủ ở cơ, viêm mủ trong xương gây hoại tử xương), rối loạn đông máu gây tắc mạch chi mạch phổi hoặc gây chảy máu khó cầm nhiều cơ quan, áp-xe thận suy thận…

Nhiễm khuẩn huyết có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng trẻ bị suy giảm miễn dịch, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là những đối tượng có nguy cơ cao bị mắc bệnh. Nhiễm khuẩn huyết tụ cầu ở trẻ em được xem là một trong những căn bệnh nguy hiểm và có thể để lại nhiều di chứng.

Trẻ nhiễm khuẩn huyết tụ cầu thường có biểu hiện sốt cao, mệt mỏi, có thể có ban ngoài da, rối loạn tiêu hóa trên một trẻ đã hoặc đang có tổn thương mụn, nhọt ngoài da trước đó.

Cá biệt một số trẻ nhỏ không có đường vào ngoài da rõ rệt gây khó khăn cho việc chẩn đoán và điều trị kịp thời. Ths.Bs Ngô Tiến Đông khuyến cáo, để phòng tránh nhiễm khuẩn các bậc phụ huynh cần giữ vệ sinh thân thể cho trẻ sạch sẽ, mặc thoáng cho trẻ, tránh để mồ hôi vì đây là điều thuận lợi để tụ cầu phát triển và gây bệnh.

Chú ý khi tắm cho trẻ nhỏ cần tắm kỹ ở những nếp gấp da, kẽ da vì ở đây thường tích tụ nhiều chất bẩn. Khi trẻ có mụn, nhọt cha mẹ không được tự ý chí.

MỚI - NÓNG
Hà Nội đề xuất có 4 thành phố trực thuộc
Hà Nội đề xuất có 4 thành phố trực thuộc
TPO - Theo định hướng đến năm 2050, Thủ đô có hai TP trực thuộc là Khoa học & Đào tạo Hòa Lạc với TP phía Bắc bao gồm địa giới hành chính huyện Sóc Sơn, Mê Linh và một phần Đông Anh; nghiên cứu hình thành thêm TP Du lịch ở khu vực Sơn Tây – Ba Vì và TP sân bay phía Nam ở Phú Xuyên – Ứng Hòa.
Một bà nội trợ vừa trúng Vietlott 25 tỷ đồng
Một bà nội trợ vừa trúng Vietlott 25 tỷ đồng
TPO - Nhận cuộc gọi từ Vietlott thông báo trúng giải 25 tỷ đồng trong lúc chăm sóc con nhỏ tại bệnh viện, chị M. ở Kiên Giang quyết định sẽ sử dụng một phần tiền để trả nợ, chữa bệnh cho con và đón bố mẹ về phụng dưỡng.