Nhiều nước thực hiện nghĩa vụ quân sự bắt buộc

Nhiều nước thực hiện nghĩa vụ quân sự bắt buộc
Bộ Quốc phòng và Bộ GD-ĐT vừa ra thông tư liên tịch số 175/2011/TTLT-BQP-BGDĐT. Theo đó, nếu thanh niên nhận giấy báo nhập học và lệnh gọi nhập ngũ trong cùng một thời điểm thì phải chấp hành lệnh gọi nhập ngũ, kết quả trúng tuyển sẽ được bảo lưu.

Nhiều nước thực hiện nghĩa vụ quân sự bắt buộc

> Nhiều thanh niên tốt nghiệp ĐH, CĐ nhập ngũ
> Cả nước giao quân đợt 1 năm 2013
> Những trường hợp đậu đại học vẫn phải nhập ngũ
> Sửa đổi bổ sung một số điều về tạm hoãn gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ thời bình

Bộ Quốc phòng và Bộ GD-ĐT vừa ra thông tư liên tịch số 175/2011/TTLT-BQP-BGDĐT. Theo đó, nếu thanh niên nhận giấy báo nhập học và lệnh gọi nhập ngũ trong cùng một thời điểm thì phải chấp hành lệnh gọi nhập ngũ, kết quả trúng tuyển sẽ được bảo lưu.

Đại tướng Phùng Quang Thanh động viên tân binh tại quận Ba Đình, Hà Nội. Ảnh: Viết Thành
Đại tướng Phùng Quang Thanh động viên tân binh tại quận Ba Đình, Hà Nội. Ảnh: Viết Thành.

Chúng tôi cung cấp thêm thông tin về quy định nghĩa vụ quân sự của các nước để bạn đọc tham khảo.

Hàn Quốc: diễn viên, ca sĩ nổi tiếng đều phải nhập ngũ

Nghĩa vụ quân sự là bắt buộc đối với gần như tất cả nam công dân Hàn Quốc từ 18 tuổi trở lên, bất kể thành phần tôn giáo hay nghề nghiệp, kể cả diễn viên, ca sĩ nổi tiếng. Theo quy định của hiến pháp Hàn Quốc, việc tôn trọng lệnh nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ quân sự trong vòng hai năm là trách nhiệm và nghĩa vụ bắt buộc đối với toàn bộ công dân nam có đủ sức khỏe.

Mới đây, tân Tổng thống Hàn Quốc Park Geun Hye đề xuất chính sách rút ngắn nghĩa vụ quân sự bắt buộc ở nước này từ hai năm còn từ 3 đến 18 tháng. Chính phủ Hàn Quốc đang có kế hoạch giảm số lượng quân của nước này từ 639.000 người còn 522.000 người trong năm 2022.

Thái Lan: nghĩa vụ bắt buộc đối với công dân nam từ độ tuổi 21

Độ tuổi nhỏ nhất có thể đăng ký quân đội là 18 nhưng phải đến trên 21 tuổi mới được tuyển vào để đào tạo tân binh. Theo hiến pháp năm 1997 của Thái Lan, phục vụ trong quân đội là nghĩa vụ bắt buộc đối với công dân nam từ độ tuổi 21.

Thời gian phục vụ trong quân đội Thái Lan được áp dụng khác nhau đối với hai nhóm đối tượng tình nguyện và nhập ngũ theo lệnh của chính phủ. Những người tình nguyện sẽ phục vụ trong quân đội từ 6-18 tháng tùy thuộc vào trình độ giáo dục, trong khi những người tham gia quân đội theo giấy gọi của chính phủ phải phục vụ đến hai năm.

Singapore: đóng phí bảo đảm quân dịch 60.500 USD khi du học

Chế độ nghĩa vụ quân sự là bắt buộc với tất cả công dân nam. Độ tuổi nhập ngũ từ 18 tuổi, đã tốt nghiệp phổ thông hoặc các trường sơ cấp.

Đối với nam công dân có trình độ văn hóa từ phổ thông trung học trở lên sẽ phục vụ trong quân đội hai năm rưỡi, nếu dưới trình độ này sẽ phục vụ hai năm. Những người được miễn hoặc tạm hoãn gồm: người có sức khỏe không thích hợp, gia đình có chuyện bất thường ảnh hưởng lớn tới sinh hoạt và cuộc sống hằng ngày, chưa tốt nghiệp phổ thông hoặc đang học tại các trường sơ cấp, thi trượt tốt nghiệp phổ thông và được phép thi lại vào năm sau.

Những người chưa được gọi nhập ngũ nhưng có nhu cầu ra nước ngoài học tập có thể xin phép hoãn quân dịch, nhưng sau khi học xong phải về nước thực hiện nghĩa vụ quân sự. Trong thời gian đi học ở nước ngoài, gia đình phải chịu trách nhiệm đóng phí bảo đảm quân dịch ít nhất 75.000 SGD (khoảng 60.500 USD) và cao nhất 300.000 SGD (khoảng 242.000 USD) tùy hoàn cảnh gia đình. Sau khi về nước, nếu tham gia quân dịch sẽ được hoàn trả toàn bộ số tiền trên. Nếu đến hạn không về nước, chính phủ sẽ trưng thu số tiền này và xử phạt nhóm đối tượng trên tội trốn quân dịch ít nhất 3 năm tù và nộp tiền phạt 5.000 SGD.

Thụy Sĩ: tập huấn lại 3 năm/lần

Tất cả nam thanh niên đến tuổi 20 phải đi nghĩa vụ quân sự ba tuần. Sau 33 tuổi, cứ mỗi ba năm phải tập huấn lại. Dù không có chiến tranh nhưng Chính phủ Thụy Sĩ luôn chú trọng đến tình hình quân dịch.

Trung Quốc: đẩy mạnh tuyển dụng thanh niên có trình độ cao

Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) đang có kế hoạch đẩy mạnh tuyển dụng thanh niên có trình độ cao và tăng thu nhập cho quân nhân. Nhật Báo Trung Quốc cho biết chiến lược nhân lực mới này của PLA được đề cập chi tiết trong dự luật nghĩa vụ quân sự sửa đổi của Trung Quốc.

Theo Phó tổng tham mưu trưởng PLA Tôn Kiến Quốc, PLA hiện đang phải đối mặt với ba thách thức trong việc tuyển dụng nhân sự: Thứ nhất là không tuyển được nhiều người có trình độ cao. Thứ hai là thiếu cơ sở pháp lý để bảo đảm thu nhập cho quân nhân. Thứ ba là cơ chế bất cập trong việc tìm việc làm cho quân nhân xuất ngũ và cựu chiến binh.

Dự luật nghĩa vụ quân sự sửa đổi của Trung Quốc sẽ bỏ điều khoản cho phép sinh viên đại học chính quy dài hạn hoãn nghĩa vụ quân sự. Thay vào đó sẽ tăng tuổi gọi sinh viên đại học nhập ngũ lên 24. Những sinh viên nhập ngũ nếu phấn đấu tốt sẽ được phong quân hàm sĩ quan. Sinh viên đăng ký nhập ngũ có thể tiếp tục học đại học trong hai năm sau khi rời quân đội.

Thời gian tuyển quân ở Trung Quốc sẽ vào ngày 30-6 hằng năm thay vì ngày 30-9 như hiện nay nhằm thuận tiện cho những đối tượng muốn gia nhập quân đội cân nhắc chọn lựa trước khi đi học đại học hay trước khi tìm việc làm sau khi tốt nghiệp. Tính đến cuối năm 2009, PLA có khoảng 130.000 sinh viên tốt nghiệp đại học tại ngũ.

Việc sửa đổi luật cũng nhằm tăng sức hấp dẫn của quân đội. Lương của quân nhân Trung Quốc sẽ được đề nghị điều chỉnh cho phù hợp với sự phát triển kinh tế của Trung Quốc. “Cơ chế thực hiện nghĩa vụ quân sự đã lỗi thời. Việc sửa đổi là vô cùng cần thiết” - giáo sư Trì Phúc Bân thuộc Trường Sĩ quan lục quân Nam Ninh nhận xét. Một số sinh viên ở Bắc Kinh, Quảng Châu, Thượng Hải và các thành phố khác cho biết nếu Trung Quốc tạo điều kiện tốt hơn hiện nay cho quân nhân và tăng phúc lợi dành cho cựu chiến binh, họ sẽ cân nhắc việc tạm ngưng việc học để nhập ngũ.

Gần 2.500 thanh niên lên đường tòng quân

Sáng 25-2, 16 quận huyện của thành phố Hà Nội đã tổ chức ngày hội giao quân đợt 1-2013, tiễn gần 2.500 thanh niên lên đường thực hiện nghĩa vụ quân sự.

Đại tướng Phùng Quang Thanh, bộ trưởng Bộ Quốc phòng, cùng Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo đã tới động viên và tiễn 150 thanh niên của huyện Đan Phượng lên đường nhập ngũ. Tại đây, Bộ trưởng Phùng Quang Thanh đã giao nhiệm vụ cho các đơn vị nhận quân chuẩn bị tốt về mọi mặt tiếp nhận tân binh.

Theo đánh giá bước đầu của Bộ tư lệnh thủ đô Hà Nội, thanh niên nhập ngũ đợt 1-2013 có chất lượng khá đồng đều, trong đó độ tuổi 18-21 chiếm khoảng 77%. Có 67% người đã tốt nghiệp THPT, 83 người đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng.

Theo Tuổi Trẻ

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Đại sứ Pháp mặc áo dài, nói về Tết cổ truyền Việt Nam
Đại sứ Pháp mặc áo dài, nói về Tết cổ truyền Việt Nam
TPO - Đại sứ Pháp tại Việt Nam Olivier Brochet chia sẻ về những dấu ấn ngoại giao giữa hai nước trong năm 2024, những lĩnh vực hợp tác tiềm năng, những cảm nhận của cá nhân ông về văn hóa Việt Nam. Ông bày tỏ sự ấn tượng khi thấy nhiều người Việt Nam có thể vận chuyển những cây đào, cây quất rất to bằng xe máy mỗi dịp Tết cổ truyền về.