Nhiều nhà khoa học muốn nghiên cứu bộ não của Messi

Nhiều nhà khoa học muốn nghiên cứu bộ não của Messi - Ảnh Getty
Nhiều nhà khoa học muốn nghiên cứu bộ não của Messi - Ảnh Getty
Ít nhất cho đến nay đã có ba nhà khoa học là các giáo sư đại học Pieter Medendorp người Hà Lan, Norbert Hagemann người Đức và Daniel Kahnermann, người Mỹ gốc Israel muốn nghiên cứu về bộ não của Leo Messi, tiền đạo của Barca và chủ nhân của ba Quả bóng Vàng trong ba năm qua.

> Guardiola: Messi luôn vượt trội hơn các cầu thủ khác

Nếu như giáo sư Medendorpo muốn tìm hiểu các yếu tố cho phép La Pulga suy nghĩ, phản ứng và quyết định chỉ trong chưa đầy một giây thì giáo sư Hagemann lại muốn phát hiện ra “giác quan thứ sáu” của cầu thủ người Argentina và khả năng thu nhận thông tin của trận đấu chỉ qua một cái nhìn.

Trước đây, nhà khoa học Hagemann thường nghĩ các thiên tài bóng đá có một cung nhìn rộng hơn các đồng đội nhưng qua các thí nghiệm ông nhận thấy không phải như vậy. Thay vào đó, giáo sư người Đức này phát hiện các siêu sao thu nhận các thông tin nhanh hơn cho phép họ hành động kịp thời.

Theo giáo sư Hagemann, bộ não của Leo Messi hoạt động giống như một đại kiện tướng cờ vua, có thể nạp vào bộ nhớ những diễn biến đã xảy ra trên bàn cờ, không phải một cách tổng thế mà theo nhóm 5 hoặc 6 quân cờ.

Trong khi đó, nhà khoa học về lĩnh vực thần kinh Daniel Kahnemann, Giải thưởng Nobel Kinh tế năm 2002, cho rằng Messi sở hữu cái gọi là “intuicion del experto” (trực giác của nhà chuyên môn), một phương pháp dựa vào bản năng để giải quyết một vấn đề cụ thể, trong trường hợp của La Pulga đó là bóng đá.

Ông Kahnemann còn so sánh Messi như một chuyên gia cứu hỏa, có khả năng nhận rõ thời điểm một ngôi nhà đang cháy sẽ bị nổ tung.

Theo giáo sư người Mỹ gốc Israel nói trên, một số cầu thủ không có tài năng bẩm sinh như Messi cũng có thể luyện tập để “cải thiện khả năng kéo dài sự quan sát” nhưng việc này có dẫn đến thành công trong xử lý bóng đá hay không thì nhà khoa học này chưa dám chắc.

“ Cầu thủ ít nhanh nhẹn cần phải học cơ cấu trận đấu và các quy chuẩn di chuyển, vv. Họ cần tạo ra một cơ sở dữ liệu giúp mình phát hiện thông tin nổi bật trong mỗi thời điểm. Việc rèn luyện như thế này sẽ giúp các cầu thủ hướng sự chú ý tới nhưng điểm nổi bật nhất của trận đấu. Cơ sở dữ liệu càng tốt thì cầu thủ càng tiến bộ”, giáo sư Hahnemann giải thích.

Nhà khoa học người Mỹ nói thêm: “Leo Messi có thể thấy trước và giải quyết các tình huống ngặt nghèo không một chút do dự và nghi ngại. Đó là sự khác biệt, bởi vì Messi nghĩ nhanh hơn người khác. Chúng tôi muốn tìm thấy cái cơ chế ẩn giấu trong bộ não của Messi. Thách thức khoa học ở đây là đọc được tư duy và suy nghĩ của chủ nhân của ba Quả bóng Vàng”.

 Theo TTVH/Mundo Deportivo

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Tạo động lực, cảm hứng để thanh niên Huế khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo
Tạo động lực, cảm hứng để thanh niên Huế khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo
TPO - Ngày hội “Thanh niên khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số” cấp Trung ương năm 2024 diễn ra tại Huế là dịp để những người trẻ có chung niềm đam mê khởi nghiệp tiếp cận, gặp gỡ với các doanh nhân khởi nghiệp tiêu biểu; qua đó, tạo cảm hứng, kết nối, huy động mọi nguồn lực thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo cho giới trẻ địa phương.