Nhiều hiểu biết sai lầm khi cho trẻ bú mẹ

Nhiều hiểu biết sai lầm khi cho trẻ bú mẹ
Tỷ lệ trẻ bú mẹ trong giờ đầu sau sinh đạt 86,2% nhưng bú hoàn toàn 6 tháng đầu đời tại Tiền Giang chỉ 27,3%. Tình trạng này xuất phát từ nhiều quan niệm sai lầm về sữa mẹ như không tin có thể thay thế hoàn toàn nước uống cho trẻ, không bổ...

Tỷ lệ trẻ bú mẹ trong giờ đầu sau sinh đạt 86,2% nhưng bú hoàn toàn 6 tháng đầu đời tại Tiền Giang chỉ 27,3%. Tình trạng này xuất phát từ nhiều quan niệm sai lầm về sữa mẹ như không tin có thể thay thế hoàn toàn nước uống cho trẻ, không bổ...

Là một trong 15 tỉnh, thành triển khai dự án Nuôi dưỡng và Phát triển do Viện Dinh dưỡng quốc gia phối hợp cùng Tổ chức cứu trợ trẻ em thực hiện từ 2009, tình hình nuôi con bằng sữa mẹ tại Tiền Giang vẫn còn nhiều trở ngại. Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi trên địa bàn tỉnh có xu hướng giảm đều so với toàn quốc và vùng đồng bằng sông Cửu Long nhưng vẫn còn khá cao. Số trẻ thấp còi năm 2001 là 34,5 %, năm 2005 ở mức 27,5% và đến năm 2012 tỷ lệ này chiếm 26,4%.

Vẫn còn nhiều trẻ không được cho bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Ảnh: Lê Phương.
Vẫn còn nhiều trẻ không được cho bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Ảnh: Lê Phương.

Theo bác sĩ Mai, việc cho trẻ bú mẹ hoàn toàn ở địa phương gặp nhiều khó khăn do hiểu biết sai lầm của chính bà mẹ và sự tác động của người nhà. Nhiều người không tin sữa mẹ có thể thay thế nước uống trong 6 tháng đầu mà cho trẻ uống thêm nước, mật ong, cam thảo... để sạch miệng. Chế độ dinh dưỡng trước và sau khi sinh chưa được chú trọng làm ảnh hưởng đến quá trình tiết sữa vào giờ đầu sau sinh, khiến trẻ bỏ bú mẹ đột ngột, do mẹ phải đi làm sớm... Ngoài ra, quảng cáo quá mức về sữa công thức cũng làm cho nhiều cán bộ y tế và bà mẹ ngộ nhận các sản phẩm này tốt hơn sữa mẹ và sẵn sàng thay thế sữa mẹ bằng sữa công thức.

"Nhiều gia đình không dủ khả năng chi phí vẫn gắng mua sữa công thức cho con vì quan niệm rằng sữa công thức có nhiều dưỡng chất hơn nguồn sữa mẹ sẵn có, bảo vệ trẻ tốt hơn", bác sĩ Mai chia sẻ.

Tổ chức Y tế thế giới cũng đã uớc tính, trung bình mỗi gia đình tiêu tốn khoảng 800.000-1.200.000 đồng mỗi tháng nếu cho trẻ ăn các sản phẩm thay thế sữa mẹ. Chi phí này chiếm 53-79% thu nhập bình quân của người Việt Nam và một phần khá lớn trong tổng thu nhập của một gia đình.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trẻ được bú mẹ hoàn toàn 6 tháng đầu không chỉ phát triển tốt thể chất, phòng tránh suy dinh dưỡng, bệnh tật mà còn tăng chỉ số thông minh. Một đứa trẻ không được bú mẹ có nguy cơ tử vong trong 6 tháng đầu đời cao hơn 14 lần so với trẻ được bú mẹ, tăng nguy cơ béo phì, đái tháo đường cũng như bệnh cao huyết áp và tim mạch về sau.

Tiền Giang có hơn 60 phòng tư vấn đặt tại các bệnh viện, trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản, trạm y tế... địa phương, tư vấn cho thai phụ, bà mẹ cho con bú và gia đình về việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ nhỏ đúng cách.

Lê Phương
Vnexpress

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG