Nhiệt miệng có thực là do ăn đồ nóng?

Ảnh minh họa: Internet
Ảnh minh họa: Internet
Nhiều người luôn tin rằng vùng miệng bị nhiệt là do ăn các đồ có tính nóng. Y học hiện đại đã phủ nhận điều này.

Nhiệt miệng - lành tính mà khó chịu

Nhiệt miệng là khi cơ thể bạn phát ra mụn lở vùng má trong, môi–lợi, đầu lưỡi... Vết lở tự lành, không để lại sẹo, không gây sốt, có khả năng tự khỏi. Nhưng vết lở sẽ khiến bạn ăn uống không ngon, gây mệt mỏi, thiếu chất.

Trong đời người, nhiệt miệng dường như không “quên” một ai. Có đến 20% dân số bị mắc nhiệt thường xuyên. Những vết lở trên vòm miệng còn khiến bạn ngại tiếp xúc, hạn chế trong công việc.

Nhiệt miệng có thực là do ăn đồ nóng? ảnh 1

Hiểu sai về nhiệt miệng

Là bệnh dễ mắc và dễ nhận biết, lại tăng cao khi mùa hè đến song ít người hiểu đúng về bệnh này. Nhiệt miệng không phải do ăn đồ nóng như ớt, tiêu, xoài, vải...

Y học hiện đại khẳng định, lở miệng do nguyên nhân như: sâu răng, viêm quanh răng, nhiễm vi khuẩn, virus, phản ứng của khoang miệng với thành phần hóa học (ví dụ với kem đánh răng) gây nên. Thiếu axit folic, thiếu vitamin C, rối loạn tiêu hóa, người bị stress liên tục cũng dễ bị nhiệt miệng. Những vết loét không đơn thuần là dấu hiệu bạn đang nóng trong người. Do vậy nhiều người không chú ý đúng các nguyên nhân gây bệnh.

Cũng do sự lành tính của bệnh nên nhiều người gắng chịu những cơn đau. Nhưng các bác sĩ cảnh báo rằng nếu vết lở không được chăm sóc đúng cách, chúng có thể chuyển sang viêm cấp, tấy đỏ, rất đau, nổi hạch ở góc hàm.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Ngăn ngừa vết lở ở miệng

Vết lở là sự “tố cáo, biểu tình” vòm miệng của bạn đang bị nhiễm khuẩn, gặp những chất hóa học gây nóng. Muốn ngăn ngừa nhiệt miệng nên uống nhiều nước, ăn nhiều rau của quả tươi, tìm cách xả stress.

Với người lớn tuổi, yếu tố vệ sinh răng miệng đặc biệt được chú ý. Vì ở tuổi này yếu tố răng lợi và vệ sinh chung có nhiều biến đổi, nhiều người đã ngại dùng đến bàn chải đánh răng. Do vậy, chúng ta nên thường xuyên súc miệng bằng dung dịch chống nhiễm khuẩn, đánh răng bằng kem trà xanh. Uống và súc miệng nước trà xanh cũng rất hiệu quả để ngăn ngừa vi khuẩn vùng miệng.

Khi có những vết lở miệng nên đến bác sĩ để được khuyên dùng các loại thuốc bôi, tránh biến chứng bệnh. Ngậm mật ong 3-4 lần một ngày cũng là bài thuốc tốt chữa vết thương.

Để thanh nhiệt cơ thể, tránh rối loạn tiêu hóa, thiếu chất gây nên nhiệt miệng, bạn nên ăn uống hợp lý, chế độ dinh dưỡng đầy đủ. Ăn canh rau sam, uống nước rau má, mã đề, bột sắn, râu ngô... sẽ hạn chế những rối loạn tiêu hóa, giải độc nóng.

Chế độ làm việc, suy nghĩ, mất ngủ ở người lớn tuổi nên được chú ý cải thiện, tránh gây stress, ức chế làm vùng miệng phải “đấu tranh”.

Theo Theo SKĐS
MỚI - NÓNG