Nhện “khủng” nghiền nát rắn bằng sức mạnh gây sốc

Nhện tarantula nghiền nát con rắn đất nhờ răng năng chắc khỏe. Ảnh: GFD
Nhện tarantula nghiền nát con rắn đất nhờ răng năng chắc khỏe. Ảnh: GFD
TPO - Thông thường, nhện muốn giết rắn phải nhờ đến nọc độc hoặc tơ nhện. Tuy nhiên, đối với loại không độc như nhện tarantula, việc dùng sức mạnh cơ học để xé nát một con rắn có kích thước gấp nó nhiều lần là điều chưa từng xảy ra trước đây.

Theo Science Alert, “vụ tàn sát lịch sử” được phát hiện bởi một sinh viên Đại học Liên bang Santa Maria (Brazil), có tên Leandro Malta Borges.

Khi cùng nhóm bạn đến khu vực Serra do Caverá ở miền nam Brazil để tìm nhện tarantula phục vụ nghiên cứu, Borges nhìn thấy một con tarantula khổng lồ bên dưới một hốc đá đang xử lý xác rắn. “Nạn nhân” là một con rắn đất Almaden (tên khoa học: Erythrolamprus almadensis), dài gần 40cm, không độc. Tuy loài rắn này không lớn, nhưng vẫn vượt xa tarantula về cả khối lượng, lần kích thước.

Borges cho biết trên Live Science, chưa có bằng chứng khoa học nào cho thấy nhện tarantula có nọc độc. Điều đó đồng nghĩa, con nhện trên đã hoàn toàn sử dụng sức mạnh cơ học, cụ thể là hai răng nanh chắc khỏe dài khoảng 2cm, để giết chết đối thủ to lớn. “Việc con nhện ăn thịt một con rắn lớn hơn nó gấp nhiều lần khiến chúng tôi vô cùng ngạc nhiên”, Borges nói.

 Nhện “khủng” nghiền nát rắn bằng sức mạnh gây sốc ảnh 1

Nhện tarantula.

Được biết, tarantula thuộc chi nhện khổng lồ, vẻ ngoài lông lá, xù xì. Nhờ kích thước to lớn, nó có thể săn những con mồi mà các loài nhện khác không thể như chim, ếch, chuột và thằn lằn.

Đối với con mồi là rắn, nhện cần phải có một trong hai yếu tố tơ nhện hoặc nọc độc, hoặc cả hai. “Đã có hồ sơ ghi nhận trường hợp nhện săn rắn, nhưng đó là do các loài nhện độc như “góa phụ đen” nổi tiếng, bên cạnh đó còn nhờ đến yếu tố địa hình”, theo Borges.

 Nhện “khủng” nghiền nát rắn bằng sức mạnh gây sốc ảnh 2

Xác rắn không còn nguyên vẹn dưới sức mạnh của nhện khổng lồ. Ảnh: GFD

Trước đó, một vài trường hợp nhện tarantula giết và ăn rắn, nhưng tất cả xảy ra trong điều kiện nuôi nhốt. Đây là lần đầu tiên được ghi nhận về một con tarantula tự xử lý rắn trong môi trường hoang dã.

Phát hiện trên đã được đăng trên tạp chí khoa học danh tiếng Herpetology Notes.

Theo Theo Science Alert
MỚI - NÓNG
Hà Nội đang ô nhiễm không khí nghiêm trọng
Hà Nội đang ô nhiễm không khí nghiêm trọng
TPO - Theo ông Nguyễn Minh Tấn - Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, nồng độ bụi PM10 và bụi PM2.5 trung bình ngày và năm ở Hà Nội vượt nhiều lần khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới, đồng thời ghi nhận ô nhiễm cục bộ khí NO2 và O3.