Nhà khoa học nữ xuất sắc năm 2017: Có đam mê sẽ thành công

Các nhà khoa học nữ tại lễ trao giải.
Các nhà khoa học nữ tại lễ trao giải.
TP - Mới 35 tuổi, giảng viên Nguyễn Thị Hoài đã mang hàm PGS trẻ nhất Trường ĐH Y dược  (ĐH Huế). Từng phát hiện bản thân bị ung thư, chị mày mò tìm kiếm dược liệu và nghiên cứu ra sản phẩm hỗ trợ điều trị ung thư thành công.

PGS.TS Nguyễn Thị Hoài, Trưởng khoa Dược, Trường ĐH Y dược Huế là một trong hai nhà khoa học nữ vinh dự được nhận giải thưởng Nhà khoa học nữ xuất sắc năm 2017 - giải thưởng nghiên cứu khoa học dành cho nữ giới L’Oreal -UNESCO.

PGS kể, phần lớn thời gian chị gắn liền với công việc nghiên cứu, lọ mọ với những lọ, chai trong phòng thí nghiệm. Tốt nghiệp phổ thông, chị thi đỗ vào 4 trường ĐH cùng lúc nhưng vì yêu nghề Dược, chị đã lựa chọn trường ĐH Y Dược để theo học. Năm 1999 chị tốt nghiệp trường Dược và được nhận về công tác tại Trường ĐH Y Dược Huế.

35 tuổi, chị nhận học hàm PGS và trở thành PGS trẻ nhất trường. Đến nay, chị đã có trong tay hàng chục công trình nghiên cứu khoa học, trong đó chủ nhiệm 1 đề tài Nafosted, 1 đề tài cấp Bộ Y tế, 4 đề tài cấp bộ GD&ĐT. Ngoài ra, chị còn làm công việc chuyên môn, truyền lửa đam mê nghiên cứu khoa học cho sinh viên suốt 17 năm qua.

Chị kể, năm 2005 sinh con đầu lòng. Con được 2 tuổi, chị phát hiện mình bị K tuyến giáp. “Khi đó, đất sụp dưới chân nhưng ý chí vẫn tự nhủ mình phải mạnh mẽ để làm càng nhiều việc càng tốt”, chị nói. Từ đó, chị lao vào nghiên cứu nhiều công trình cấp bộ. Càng gần đến ngày báo cáo chị thức xuyên đêm để viết đề tài.

Một tháng có 30 ngày thì đủ 30 ngày chị có mặt ở phòng thí nghiệm. Gần Tết, mọi người rục rịch mua sắm, nghỉ Tết nhưng chị vẫn làm việc đến khuya ngày 29 mới trở về nhà. Vậy nhưng, chỉ mới mồng 3 Tết, bảo vệ mở niêm phong phòng chị lại lao vào phòng máy. Chị cười nói: “Những người phụ nữ khác thích đi mua sắm, ngồi cà phê thì tôi lại dồn tất cả sở thích, niềm vui đó cho đam mê nghiên cứu khoa học”.

Một trong những nghiên cứu nổi bật của chị chính là tìm ra chất chống ôxy hóa và diệt tế bào ung thư từ cây thuốc nam của đồng bào Pako Vân Kiều ở miền Trung. Chị kể, để có được sản phẩm này, chị đã phải nằm vùng cùng bà con hàng tuần. Vì không biết tiếng nên phải nhờ đến cán bộ xã, bộ đội cùng vận động bà con tìm giúp nguyên liệu.

Sau khi có nguyên chị đã điều chế, tách chiết thành phẩm và gửi hàng chục mẫu đi đánh giá. “Khi nhận được email trả lời kết quả, loại thuốc này có thể ức chế được 70 tế bào ung thư, tôi đã rơi nước mắt vì mừng”, chị nói. Cũng theo PGS, hiện nay Việt Nam có quá nhiều bệnh nhân mắc bệnh ung thư. Chị rất mong, sẽ tạo được sản phẩm điều trị hiệu quả giúp người bệnh.

PGS Nguyễn Thị Hoài cho rằng, phụ nữ làm khoa học rất vất vả bởi là nhà khoa học, trước hết chị vẫn phải đảm trọn vai người vợ, người mẹ trong nhà. Bởi vậy, theo chị nếu có cơ hội, phụ nữ hãy dành thời gian để phát triển sự nghiệp bản thân. “Khi có đam mê, thành công sẽ đến”, chị nói.

Chiều 12/1, Tại Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, chương trình giải thưởng nghiên cứu khoa học dành cho nữ giới L’Oreal -UNESCO vì sự phát triển phụ nữ đã trao 2 giải thưởng nhà khoa học nữ xuất sắc cho PGS.TS Nguyễn Thị Hoài (Trường ĐH Y dược Huế) và TS Trần Ngọc Dung, Viện Công nghệ Môi trường, Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. 

MỚI - NÓNG
Tổ chức đề cử, giới thiệu gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2024
Tổ chức đề cử, giới thiệu gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2024
TPO - Ban Bí thư T.Ư Đoàn đề nghị các ban, đơn vị thuộc T.Ư Đoàn và các tỉnh, thành Đoàn, Đoàn trực thuộc giới thiệu, lựa chọn, đề xuất các gương thanh niên, thiếu niên, nhi đồng tiêu biểu trên các lĩnh vực xét trao giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2024. Thời gian đề cử, giới thiệu từ ngày 10/11 – 31/12/2024.
Người Hà Nội chen chúc đi mua vàng
Người Hà Nội chen chúc đi mua vàng
TPO - Sáng 8/11, giá vàng trong nước đảo chiều tăng từ 1-1,8 triệu đồng/lượng. Trái ngược với hôm qua khi người dân ồ ạt bán ra, hôm nay nhiều người lại xếp hàng để mua, một số tiệm vàng phải treo biển thông báo hết hàng hoặc tạm ngừng bán.