Nhà chọc trời: “Điềm báo tử” của nền kinh tế

Empire State hoàn thành giữa cuộc đại khủng hoảng 1929 - 1933
Empire State hoàn thành giữa cuộc đại khủng hoảng 1929 - 1933
Cứ có một tòa nhà chọc trời mọc lên sẽ có một nền kinh tế đi xuống, mối quan hệ kỳ lạ này vừa được ngân hàng Barclays Capital vén lên.
Empire State hoàn thành giữa cuộc đại khủng hoảng 1929 - 1933
Empire State hoàn thành giữa cuộc đại khủng hoảng 1929 - 1933.

Ví dụ rõ ràng nhất, tòa nhà Empire State hoàn thành năm 1931 cũng là lúc thế giới đang chìm trong cuộc đại khủng hoảng 1929 - 1933, và tòa nhà cao nhất thế giới hiện nay - Burj Khalifa - thành hình ngay trước khi nền kinh tế Dubai vỡ nợ.

Các chuyên gia của Barclays nhận định: “Thông thường, các tòa nhà cao nhất thế giới chỉ là sự bùng nổ trong xây dựng, phản ánh sự phân bổ vốn chưa hợp lý và dự báo những điều chỉnh kinh tế trong tương lai”.

Theo nghiên cứu của ngân hàng này, tòa nhà chọc trời đầu tiên của thế giới - Equitable Life - được xây dựng ở New York (Mỹ) và khánh thành vào năm 1873, trùng với một cuộc suy thoái kéo dài 5 năm. Nó bị đánh sập vào năm 1912.

Các trường hợp gần đây hơn phải kể đến tháp Willis (tên cũ là Sears) ở Chicago (Mỹ). Cùng lúc tháp hoàn thành vào năm 1974 xảy ra một cú sốc giá dầu và việc bình ổn giá vàng bằng USD bị bãi bỏ.

Năm 1997, tòa tháp đôi Petronas nổi tiếng của Malaysia khánh thành trùng với thời điểm cuộc khủng hoảng tài chính càn quét khắp châu Á.

Burj Khaliphar là điềm báo suy vong cho kinh tế Dubai
Burj Khaliphar là điềm báo suy vong cho kinh tế Dubai.

Nếu đúng như nhận định của Barclays thì dân London (Anh) cũng đứng ngồi không yên vì tòa nhà Shard, được dự đoán là cao nhất Tây Âu với chiều cao 310 m, sắp hoàn thành.

Nhưng lo nhất chính là Trung Quốc, đất nước đang dẫn đầu về xây nhà chọc trời. Nước này hiện chiếm tới 53% tổng số nhà chọc trời trên thế giới.

Thế nhưng, sự bùng nổ về cho vay sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 đang đẩy giá cả ở nền kinh tế lớn thứ hai thế giới lên cao. Một báo cáo khác của JP Morgan Chase cảnh báo thị trường nhà đất ở các thành phố lớn của Trung Quốc có thể rớt giá khoảng 20% trong vòng 12 - 18 tháng nữa.

Quốc gia đông dân thứ hai hành tinh - Ấn Độ - cũng có đến 14 tòa nhà chọc trời đang được xây dựng. “Hiện nay, Ấn Độ chỉ có 2 tòa nhà lọt vào danh sách 276 tòa nhà cao trên 240 m nhưng trong vòng 5 năm nữa, con số này sẽ được cộng thêm 14 tòa nhà mới” Barclays cho biết.

Tòa nhà đắt giá nhất thế giới cũng nằm tại Ấn Độ, ước tính trị giá hơn 1 tỉ USD. Cao 27 tầng, dinh thự ở Mumbai của tỉ phú Mukesh Ambani cần đến 600 nhân viên bảo trì.

Nhà chọc trời: “Điềm báo tử” của nền kinh tế ảnh 3

Bằng Vy
Theo BBC

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
TPO - Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, đã tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.