Nguy hiểm nếu sau 14 tuổi ngực vẫn lép
Bên trong vú chủ yếu là mỡ. Vì vậy, các cô gái gầy thì thông thường ngực sẽ nhỏ, thấp béo thì ngực đầy. Vú phát triển là tín hiệu dậy thì đầu tiên của đặc trưng giới tính ở con gái và thường xuất hiện trước khi thấy kinh lần đầu.
Một ca phẫu thuật điều trị ung thư vú ở Bệnh viện Phụ sản Trung ương . |
Quá trình phát triển của vú trước và trong thời kỳ thanh xuân được chia thành 5 giai đoạn: Giai đoạn 1 (khoảng 10 tuổi, hai bên đầu vú dần dần nhô lên); giai đoạn 2 (từ 10 - 11 tuổi, bầu vú to dần lên, dưới vú có vài khối cứng nhỏ, ấn vào hơi có cảm giác đau); giai đoạn 3 (từ 12 - 13 tuổi, một phần tuyến sữa đã phát triển, toàn bộ vú lớn lên, đường kính quầng thâm xung quanh đầu vú tăng lên, màu ở đó và ở đầu vú trở nên sậm hơn); giai đoạn 4 (từ 14 - 15 tuổi, đầu vú nhô hẳn ra, cả phần vú trông như cái bánh bao); giai đoạn 5 (từ 16 - 17 tuổi, bầu vú tiếp tục phát triển, có hình bán cầu, quá trình phát dục về cơ bản đã hoàn thành và đã định hình, trọng lượng của nó lúc này ở điều kiện bình thường vào khoảng 250 g - 400 g).
Không đều nhau: Chuyện thường
Vú phát triển sớm hay muộn, to hay nhỏ là đều phải chịu ảnh hưởng của di truyền, hình thể, thể chất và tình trạng dinh dưỡng. Do vậy mà có sự khác nhau giữa từng cá thể: dinh dưỡng tốt, dậy thì sớm; dinh dưỡng không tốt, dậy thì muộn.
Bên trong vú chủ yếu là mỡ nên các cô gái gầy thì thông thường vú sẽ nhỏ; thấp béo thì vú sẽ đầy. Quá trình phát triển của vú cũng khác biệt ở từng người, có người có thể bước thẳng từ giai đoạn 3 vào giai đoạn 5, có người mãi đến khi có thai mới có biểu hiện của giai đoạn 5.
Sau 14 tuổi ngực vẫn lép, coi chừng! Vú phát triển là tín hiệu sớm nhất của đặc trưng giới tính bên ngoài và cũng là đặc trưng mà một người con gái bình thường nào cũng phải có. Kinh nguyệt lần đầu có thể có trước khi mọc lông nách và lông ở cơ quan sinh dục nhưng tuyệt đối không thể có trước khi vú phát triển. Nếu quá 14 tuổi mà vú của bé gái vẫn chưa phát triển thì cần cảnh giác. Nếu kinh nguyệt bình thường mà vú không phát triển thì không có vấn đề gì lớn. Nếu vú không phát triển, thêm vào đó đã 18 tuổi mà vẫn chưa có kinh thì có thể là chức năng của vùng dưới đồi - tuyến yên không hoàn chỉnh. Còn buồng trứng phát triển không hoàn chỉnh có thể là do sự tăng trưởng vỏ tuyến thượng thận hoặc nhiễm sắc thể dị thường gây nên. Do vậy, các cô gái có vú không phát triển cần phải đi khám. |
Cũng giống như chân tay, vú phát triển bình thường thì sẽ có hai bên tương đương với nhau nhưng không phải là đối xứng hoàn toàn. Nguyên nhân có thể là do sự nhạy cảm đối với các loại hormon trong cơ thể của hai bên có sự chênh lệch nhau. Bên có độ nhạy cảm cao đối với hormon sẽ phát dục sớm, phát triển nhanh hơn bên kia.
Thông thường sau giai đoạn dậy thì hoàn toàn thì độ lớn và hình dáng bên ngoài của hai bên sẽ tương đương với nhau nhưng cũng có trường hợp hai bên không đều. Nếu sau khi vú đã phát triển hoàn toàn mà vẫn không đối xứng nhau, trị liệu bằng hormon cũng không mang lại kết quả thì chỉ còn cách nhờ vào áo ngực để làm cân bằng.
Vì sao to, nhỏ?
Sau khi bước vào thời kỳ dậy thì, có lúc vú lại phát triển một cách nhanh chóng. Vú to là kết quả của việc các tổ chức liên kết trong đó phát triển quá mạnh, nguyên nhân gây bệnh không rõ ràng nhưng cũng có thể là do có liên quan đến việc bị hormon kích thích mạnh. Có thể dùng áo nịt vú để làm giảm cảm giác to và không bị ảnh hưởng đến sự vận động.
Một số cô gái có vú phát triển không bình thường, nhỏ hơn rõ rệt so với người khác. Nếu kinh nguyệt bình thường, những biểu hiện về chức năng của buồng trứng cũng bình thường thì sự phát triển bất bình thường đó thường do khi còn là phôi thai, các tổ chức vú đã phát triển không hoàn chỉnh. Nếu kinh nguyệt thưa thớt, thậm chí có khi bị bế kinh thì sự phát triển không hoàn chỉnh của vú là kết quả của việc buồng trứng phát triển không hoàn thiện.
Các thiếu nữ có chức năng buồng trứng bình thường, tổ chức vú mặc dù phát triển không hoàn thiện nhưng vẫn có phản ứng giới tính, sau này khi có thai và sinh nở thì vú vẫn có thể to lên và tiết ra sữa. Chỉ sau khi cai sữa thì vú mới quay lại hình dạng bé nhỏ như lúc ban đầu. Người có chức năng buồng trứng bình thường có thể tạm dùng áo độn ngực để tạo hình thẩm mỹ; người có chức năng buồng trứng không bình thường thì có thể điều trị bằng estrogen.
NLĐ