Nguy cơ đói vì lúa nhiễm mặn

Nước mặn từ đầm Thị Nại thấm qua bờ tràn Dương Thiện vào đồng ruộng
Nước mặn từ đầm Thị Nại thấm qua bờ tràn Dương Thiện vào đồng ruộng
TP - Gần một tuần sau khi xuống giống vụ hè thu, hàng trăm hộ nông dân xã Phước Sơn (huyện Tuy Phước, Bình Định) phải đối diện với một mùa vụ thất bát. Cây lúa mới nhú lên đã chết queo bởi ruộng lúa đang dần biến thành những ruộng muối.
Nước mặn từ đầm Thị Nại thấm qua bờ tràn Dương Thiện vào đồng ruộng
Nước mặn từ đầm Thị Nại thấm qua bờ tràn Dương Thiện vào đồng ruộng.

Tình trạng ruộng đồng nhiễm mặn ở xã Phước Sơn diễn ra từ nhiều năm trước nhưng chưa có năm nào lại trầm trọng như bây giờ. Hàng loạt các cánh đồng vừa gieo sạ hơn một tuần chỉ còn trơ lại mặt ruộng đang đóng muối. Bà Phạm Thị Ngọc (58 tuổi, ở thôn Dương Thiện, xã Phước Sơn) than thở: “Cả gia đình tôi trông chờ vào 7 sào ruộng thì bây giờ bị chết mất 3 sào trên cánh đồng Nhà Lường. Nếu không gieo sạ lại được thì cuối năm là đói”.

Không chỉ có gia đình bà Ngọc, hàng chục gia đình khác trong thôn Dương Thiện cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự. Ruộng ở đây chỉ làm mỗi năm 2 vụ, bây giờ mất đứt 1 vụ sản xuất. Theo tính toán của nông dân thôn Dương Thiện, mỗi lần gieo sạ phải tốn đến 300.000 đồng/sào.

Làm nhiệm vụ ngăn mặn giữa đầm Thị Nại và cánh đồng thôn Dương Thiện là bờ tràn Dương Thiện. Những năm gần đây, tràn Dương Thiện xuống cấp ngày càng trầm trọng.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, bờ tràn Dương Thiện có tất cả 153 cửa ván phai, hiện có 15 cửa đã bị vỡ toác giờ được chắn bằng những bao cát xập xệ, gần 140 cửa còn lại đều bị vênh, thủng, nước mặn đầm Thị Nại mặc sức lùa vào.

Theo UBND xã Phước Sơn, hiện đã có hơn 10 ha lúa ở thôn Dương Thiện bị chết vì xâm nhập mặn. Được biết, tình trạng xuống cấp của tràn Dương Thiện đã được Phòng NN&PTNT huyện Tuy Phước báo cáo lên cấp trên và đề nghị thay ván phai nhưng vẫn không được cấp kinh phí để tu bổ. Giờ đây, nhiều người dân Phước Sơn đã lo lắng đến chuyện thiếu ăn trong thời gian tới.

MỚI - NÓNG
Tỉnh trung tâm vùng Tây Nguyên có 2.200 'tai, mắt' của công an nhân dân
Tỉnh trung tâm vùng Tây Nguyên có 2.200 'tai, mắt' của công an nhân dân
TPO - Lãnh đạo Bộ Công an đề nghị cấp ủy, chính quyền các cấp tỉnh Đắk Lắk tiếp tục quan tâm đầu tư, mua sắm, trang bị, bảo đảm các chế độ chính sách, mức hỗ trợ thường xuyên và bố trí địa điểm, nơi làm việc đối với lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở. Xem đây là lực lượng “đồng hành”; là “tai, mắt”; là “cánh tay nối dài” của lực lượng công an nhân dân.