Nguy cơ bệnh liên cầu khuẩn từ lợn 'tai xanh'

Nguy cơ bệnh liên cầu khuẩn từ lợn 'tai xanh'
TP - Các chuyên gia dịch tễ khuyến cáo không nên ăn thịt lợn mắc bệnh “tai xanh” vì bệnh này có thể là cơ hội làm phát sinh nhiều bệnh khác nguy hiểm hơn và dễ lây nhiễm sang người hơn, trong đó có bệnh liên cầu khuẩn.
Nguy cơ bệnh liên cầu khuẩn từ lợn 'tai xanh' ảnh 1
Tiêu hủy lợn bị bệnh tại Bình Dương. Ảnh: Lê Nguyễn

Hiện nay, nhiều người dân tẩy chay thịt lợn do lo sợ ăn thịt lợn mắc dịch “tai xanh” sẽ bị nhiễm liên cầu khuẩn. Đây là một sự nhầm lẫn vì hai bệnh này hoàn toàn khác nhau.

Theo TS Văn Đăng Kỳ, Trưởng phòng Dịch tễ Cục Thú y, bệnh “tai xanh” do một loại virus có tên là Lelystad gây ra, nó hoạt động ở đại thực bào của phổi, làm giảm chức năng của hệ thống miễn dịch và làm tăng nguy cơ bị nhiễm các bệnh kế phát. Virus được tìm thấy trong dịch mũi, nước bọt, tinh dịch, phân, nước tiểu của con vật và gió hay chim có thể mang mầm bệnh lây lan đi xa 3km.

Bệnh có đặc trưng là hiện tượng sẩy thai ở lợn nái và bệnh về đường hô hấp ở lợn con cai sữa. Lợn khi mắc bệnh này tai thường chuyển sang màu xanh.

Trong khi đó, bệnh liên cầu lợn do vi khuẩn Streptococcus suis gây ra. Biểu hiện của lợn nhiễm liên cầu khuẩn không rõ ràng, rất giống với nhiều bệnh truyền nhiễm khác trên lợn nên rất khó phát hiện bằng mắt thường.

Theo các chuyên gia dịch tễ, cho đến nay, chưa có một nghiên cứu nào khẳng định dịch lợn “tai xanh” có thể lây lan trực tiếp qua người cũng như những nguy cơ đối với sức khỏe con người khi ăn thịt lợn mắc bệnh “tai xanh” đã được nấu chín.

Tuy nhiên, cũng theo các nhà khoa học, bệnh “tai xanh” có thể là nguyên nhân làm phát sinh bệnh liên cầu khuẩn, bệnh đỏ, dịch tả. Trong đó, bệnh liên cầu lợn có thể lây trực tiếp sang người qua các vết xước trên cơ thể hay qua ăn tiết canh, thịt lợn bệnh chưa nấu chín...và có nguy cơ gây tử vong cao. Theo các chuyên gia về thú y, bệnh “tai xanh” cũng như liên cầu lợn chưa có kháng sinh hay phác đồ điều trị.

Điều nguy hiểm là nhìn bằng mắt thường khó có thể phát hiện được thịt lợn sạch với thịt lợn mắc bệnh “tai xanh”, bệnh liên cầu khuẩn. Do đó, để tránh ăn phải thịt lợn bệnh, các chuyên gia khuyến cáo người dân nếu thấy thịt lợn xuất huyết hoặc phù nề thì không nên mua, đồng thời cần tuân thủ các biện pháp bảo hộ khi chế biến, giết mổ, chăn nuôi động vật. Tốt nhất chỉ nên mua thịt lợn đã có dấu kiểm dịch của thú y.

TS Kỳ khuyên người tiêu dùng nếu thấy thịt lợn có màu đỏ khác thường thì không nên ăn vì đó chắc chắn là lợn mắc bệnh. Đặc biệt, phải ăn thịt lợn đã nấu chín, không được ăn thịt tái hoặc sống vì khi đó vi khuẩn vẫn tồn tại trong thịt và có thể gây bệnh cho người. Đặc biệt, không được ăn tiết canh.

MỚI - NÓNG
Tổ chức đề cử, giới thiệu gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2024
Tổ chức đề cử, giới thiệu gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2024
TPO - Ban Bí thư T.Ư Đoàn đề nghị các ban, đơn vị thuộc T.Ư Đoàn và các tỉnh, thành Đoàn, Đoàn trực thuộc giới thiệu, lựa chọn, đề xuất các gương thanh niên, thiếu niên, nhi đồng tiêu biểu trên các lĩnh vực xét trao giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2024. Thời gian đề cử, giới thiệu từ ngày 10/11 – 31/12/2024.
[Video] Facebooker diễn trò để quảng cáo cho 'liên minh web cá độ' tại phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm
[Video] Facebooker diễn trò để quảng cáo cho 'liên minh web cá độ' tại phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm
TPO - Gần đây, một nhóm thanh niên nổi tiếng trên các nền tảng mạng xã hội liên tục xuất hiện trên khu vực phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm để tổ chức các trò chơi ghép đôi, làm quen cho các thanh niên nam nữ. Bộ dụng cụ hành nghề của ekip đều gắn lô gô quảng cáo cho “OK VIP” - liên minh của các trang web cá độ, cờ bạc trên mạng…