Người Việt vẫn bạo tay mua hàng xa xỉ

Người Việt vẫn bạo tay mua hàng xa xỉ
Kinh tế khó khăn, nhưng 6 tháng đầu năm, nhập khẩu mặt hàng điện thoại di động, ô tô nguyên chiếc vẫn tăng mạnh.

Người Việt vẫn bạo tay mua hàng xa xỉ

Kinh tế khó khăn, nhưng 6 tháng đầu năm, nhập khẩu mặt hàng điện thoại di động, ô tô nguyên chiếc vẫn tăng mạnh.

Người Việt vẫn bạo tay mua hàng xa xỉ ảnh 1
Ảnh: minh họa
 

Hàng xa xỉ tăng mạnh

Theo báo cáo của Bộ Công thương tại buổi họp báo sơ kết 6 tháng đầu năm 2013, kim ngạch xuất khẩu 6 tháng ước đạt 62 tỷ USD, tăng 16,1% so với cùng kỳ năm 2012, tương đương gần 8,6 tỷ USD bằng 49% kế hoạch năm.

Trong đó đáng chú ý nhất là nhóm hàng hạn chế nhập khẩu, ước đạt 2,9 tỉ USD, tăng 16,8% so với cùng kỳ 2012. Trong nhóm này có mặt hàng điện thoại di động tăng cao: 36,2%, mặt hàng ôtô nguyên chiếc dưới 9 chỗ tăng 10%.

Về kim ngạch nhập khẩu hàng hóa, 6 tháng đầu năm 2013 ước đạt hơn 63,4 tỷ USD, tăng 17,4% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, nhập khẩu của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài là 35,7 tỷ USD, tăng 27,8%; của khu vực có vốn đầu tư trong nước là 27,7 tỷ USD, tăng 6,3%.

Tuy nhiên, con số nhập siêu 6 tháng đầu năm đã chính thức vượt mốc 1 tỷ USD, ước đạt 1,4 tỷ USD, bằng 2/3% kim ngạch xuất khẩu, trong đó DN trong nước nhập siêu 6,8 tỷ USD.

Như vậy, cán cân thương mại xuất nhập khẩu 6 tháng đầu năm vẫn nghiêng về nhập siêu. Trong số 1,4 tỷ USD nhập siêu trong 6 tháng đầu năm 2013, nhiên vật liệu, máy móc thiết bị… vẫn chiếm tỷ trọng lớn (88%) trong tổng kim ngạch nhập khẩu.

So với cùng kỳ năm trước, nhập khẩu của khối các doanh nghiệp trong nước tăng 6,3% (nhập khẩu của khối các doanh nghiệp trong nước năm 2012 so với năm 2011 giảm 7,3%) là tín hiệu tích cực cho nền kinh tế, cho thấy sản xuất, xuất khẩu bắt đầu phục hồi.

Tuy nhiên, xét về nhóm hàng, nhóm hàng cần nhập khẩu ước đạt 55,8 tỷ USD, tăng 16,7% so với cùng kỳ, chiếm tỷ trọng 88% trong tổng kim ngạch nhập khẩu, chủ yếu là nguyên vật liệu phục vụ sản xuất hàng tiêu dùng và xuất khẩu.

Theo Thứ trưởng Bộ Công thương Hồ Kim Thoa, nhập khẩu nguyên vật liệu tăng chứng tỏ nền kinh tế đang có tín hiệu phục hồi tốt.

“Sau 6 tháng, sản xuất công nghiệp có dấu hiệu tích cực hơn, dù tốc độ tăng chưa cao”, Thứ trưởng Thoa đánh giá.

Tuy nhiên, số liệu của báo cáo cũng cho thấy thị trường nhập siêu lớn nhất vẫn là Trung Quốc. Thống kê sau 5 tháng nhập siêu lớn nhất 8,9 tỉ USD từ Trung Quốc, Hàn Quốc 5,6 tỉ USD, Đài Loan 2,7 tỉ USD…

Tồn kho giảm

Tại buổi họp báo chiều 1/7, Bộ Công thương cũng công bố “tin mừng” là chỉ số tồn kho ngành công nghiệp chế biến, chế tạo giảm dần kể từ đầu năm.

Theo báo cáo của Bộ Công thương, nếu chỉ số tồn kho ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đến thời điểm 1/6/2012 tăng 26% so với cùng kỳ năm 2011 thì tồn kho thời điểm 1/6/2013) chỉ tăng 9,7% so với cùng kỳ năm 2012.

Theo Bộ Công thương, đây là mức tăng chỉ số tồn kho thấp so với mức tăng của cùng kỳ năm trước. Những ngành có chỉ số tồn kho giảm nhiều so với cùng kỳ năm ngoái gồm: sản xuất vải dệt thoi giảm 31,8%; sản xuất ximăng giảm 38,4%; sản xuất giày dép giảm 25,7%; sản xuất linh kiện điện tử giảm 50,7%; sản xuất xe có động cơ giảm 27,6%...

Còn theo số liệu 5 tháng đầu năm 2013 của Bộ Công thương, chỉ số tiêu thụ tăng 7,5% so với cùng kỳ năm ngoái, tuy chỉ số tiêu thụ có tăng trưởng nhưng nhiều hàng hóa tiêu dùng vẫn tiêu thụ chậm, nhiều ngành sản xuất vẫn gặp khó khăn trong việc tìm đầu ra cho sản phẩm.

Theo Ngọc Vy
VTC News

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
TPO - Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, đã tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.