Người phía sau tham vọng vũ trụ của Trung Quốc

Tháp tròn của Geespace ở vùng Tân Cương. (Ảnh: Chiết Giang Geespace)
Tháp tròn của Geespace ở vùng Tân Cương. (Ảnh: Chiết Giang Geespace)
TPO - Từng là một ốc đảo thịnh vượng dọc Con đường tơ lụa cổ, TP Korla ở Tân Cương, vùng đất cực tây Trung Quốc vừa được lắp đặt một quả bóng trắng khổng lồ, trông xa như đang lơ lửng phía chân trời. 

Cấu trục đó được xây dựng bởi GeeSpace, một chi nhánh của hãng ô-tô tư nhân hàng đầu Trung Quốc: Tập đoàn Geely Chiết Giang. Nhiệm vụ của quả bóng đó là nhận tín hiệu và điều khiển từ xa các vệ tinh trên quỹ đạo.

“Chúng ta cần hướng mắt lên vũ trụ rộng lớn ngay cả khi cắm rễ xuống Trái đất”, Chủ tịch Geely Lý Thư Phúc từng nói. 

 Triết lý của ông Lý cùng với tham vọng của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình về việc đưa Trung Quốc trở thành một siêu cường không gia để cạnh tranh với Mỹ giúp dự án này trở thành hiện thực. 

 Ông Lý và ông Tập là những người bạn cũ, gặp nhau từ năm 2002, khi ông Tập trở thành Bí thư đảng ủy Chiết Giang. Sự ủng hộ mạnh mẽ của ông Tập đã giúp Geely mua lại hãng xe Volvo của Thụy Điển, sau đó mua cổ phần của hãng Daimler của Đức. Geegly thể hiện tầm nhìn của ông Tập đối với ngành ô-tô Trung Quốc: không chỉ là hãng sản xuất hàng loạt mà còn là một tên tuổi lớn trên toàn cầu.

 Ông Lý và ông Tập giờ đang hướng lên vũ trụ. Ông Lý, người được mệnh danh là “Elon Musk của Trung Quốc”, đang có kế hoạch phóng vệ tinh quỹ đạo thấp vào cuối năm nay. Kế hoạch của ông là đẩy nhanh phát triển công nghệ xe tự hành thông qua dịch vụ bản đồ vệ tinh chính xác, tạo nên một mạng lưới vệ tinh toàn cầu. 

Chính phủ Trung Quốc ủng hộ sáng kiến này. 

Người phía sau tham vọng vũ trụ của Trung Quốc ảnh 1 Hãng Geely Chiết Giang mở rộng lĩnh vực hoạt động từ sản xuất xe hơi lên công nghệ vũ trụ. (Ảnh: Chiết Giang GeesSpace)

Trung Quốc đang xây dựng hệ thống hạ tầng mới, như mạng không dây thế hệ 5, để thúc đẩy nền kinh tế sau khi đại dịch COVID-19 gây hậu quả to lớn. Internet vệ tinh được đưa vào danh sách này từ ngày 20/4, tạo cơ hội cho gần 100 doanh nghiệp tư nhân tham gia.

Chính phủ Trung Quốc cũng đang đẩy nhanh thực hiện chiến lược phát triển ngành công nghiệp vũ trụ phục vụ cả mục đích dân sự và quân sự. 

“Chúng ta đã vượt xa kỳ vọng về sự hợp tác và ủng hộ từ chính phủ và quân đội”, Peng Xiaobo, giám đốc điều hành hãng iSpace, nói với báo chí sau khi phóng thành công một tên lửa lên quỹ đạo thấp của Trái đất vào năm ngoái, sự kiện đầu tiên của với ngành công nghệ vũ trụ tư nhân của Trung Quốc. 

Khi cuộc cạnh tranh vị trí số một giữa Mỹ - Trung trong lĩnh vực công nghệ nóng lên, Bắc Kinh đang hướng đến việc tối đa hóa vai trò của ngành tư nhân thông qua quan hệ hợp tác quân sự - dân sự, với mục tiêu trở thành một cường quốc không gian vào năm 2030. 

Theo theo NAR
MỚI - NÓNG