Người khắc nghìn gương mặt nông dân

Phạm Khắc Quang và tác phẩm “Ra đồng”. Ảnh: N.M.H
Phạm Khắc Quang và tác phẩm “Ra đồng”. Ảnh: N.M.H
TP - “Tượng đài” nông dân của Phạm Khắc Quang không cao to mà thấp rộng như cánh đồng. Trên đó không mọc lúa mà toàn… xẻng mặt người. Quang là một trong hai người Việt đầu tiên làm tranh khắc phá bản- kỹ thuật mà Picasso từng sử dụng.
Phạm Khắc Quang và tác phẩm “Ra đồng”. Ảnh: N.M.H
Phạm Khắc Quang và tác phẩm “Ra đồng”. Ảnh: N.M.H.
 

Đến với triển lãm tranh và sắp đặt khắc gỗ Kịch bản đương đại tại Bảo tàng Mỹ thuật từ 27-11 đến 4-12 sẽ được thấy cánh đồng của Phạm Khắc Quang cấy đầy các… gốc nông dân, không phải gốc rạ. Trên mặt phẳng tạo hình bằng xốp phủ mùn cưa tô màu giả đất, tác giả cắm 1.000 cái xẻng gỗ, vốn dùng để xào nấu trong nhà bếp.

Mỗi lần về quê, Phạm Khắc Quang lại chụp ảnh dân làng rồi khắc lại từng khuôn mặt lên từng chiếc xẻng. Anh hy vọng một nghìn chân dung khắc gỗ đen trắng của mình sẽ tạo thành bản hợp ca chất chứa đủ vui buồn cất lên từ những thửa ruộng. Tác phẩm tên Thở.

Phòng thứ hai của triển lãm dùng để bày 10 tranh khắc gỗ chủ đề Kịch bản đương đại. Toàn bộ nhân vật lấy từ múa rối nước. Tác giả sinh ra từ đất rối nước Thanh Hà, Hải Dương, đi chơi cùng phường rối từ bé. Anh nhận thấy khán giả rối nước giờ chủ yếu là khách nước ngoài. Người Việt không còn hứng thú nhiều với những tích trò đã quen thuộc từ ngàn đời.

“Bản thân con rối mình giật dây thế nào chả được, trang điểm thế nào chả ra, tại sao mình không gắn kết với cuộc sống đương đại, cho chúng những vai diễn mới,” Quang cho hay lý do anh đưa con rối vào những tác phẩm như Chợ người, Chợ quê, Ra đồng, Mùa gặt, Tứ phủ, Làng văn hóa…

Kịch bản đương đại vốn là tên gọi của tác phẩm miêu tả các chú Tễu đang ngồi họp bàn tròn- đoạt giải Bạc tại Triển lãm Mỹ thuật toàn quốc 2010 của Phạm Khắc Quang. Từ 2008, sang Trung Quốc triển lãm tranh, nhìn thấy những bức tranh khắc phá bản sống động của các họa sĩ nước láng giềng, Quang đã nảy ra ý định làm hẳn một triển lãm ứng dụng phá bản.

Về nước, trong quá trình tự mày mò để làm chủ kỹ thuật, Quang phát hiện ra Picasso cũng từng thực hiện vài tác phẩm bằng khắc phá bản.

Nếu trong kỹ thuật khắc truyền thống mà Đông Hồ là tiêu biểu, người ta có thể dùng bản khắc từ đời này sang đời khác thì với kỹ thuật phá bản, khắc đến đâu phá đến đấy. Bức tranh truyền thống có bao nhiêu màu thì có bấy nhiêu bản khắc. Nhưng với khắc phá bản, tất cả các lượt màu đều được thể hiện trên một bản khắc. In hết một lượt, tác giả lại khắc tiếp vào khuôn để in lượt sau. Vì vậy hoàn thiện xong bức tranh, thì bản khắc gỗ không còn công dụng gì ngoài để lưu niệm.

Dù sao thì trong khắc gỗ hiện đại, tác giả cũng thường chỉ giới hạn số tranh trong khoảng trên dưới chục bản để đảm bảo tính chuyên nghiệp và giữ giá. Với khắc phá bản, người mua sẽ còn yên tâm hơn vì chắc chắn tác giả không thể khắc thêm sau khi hoàn tất loạt tranh đầu tiên và duy nhất.

Như để bù lại, khắc phá bản cho phép họa sĩ thoải mái sáng tạo với nhiều màu, nhiều sắc độ, hình khối sống động hơn so với khắc gỗ thông thường.Và chắc không phải tình cờ mà Quang có dáng dấp một lực điền. Vì khi in tranh, tác giả phải dùng sức mình tạo lực ấn và miết bản khắc lên giấy.

Vì tranh khắc gỗ chưa bao giờ được các phòng tranh mặn mà, nên Phạm Khắc Quang có khá nhiều nghề phụ. “Để kiếm sống, mình làm tất cả những việc gì liên quan đến mỹ thuật ứng dụng: Tranh tường, thiết kế, gốm, nặn tượng...”. Quang cười.

“Vừa muốn kiếm sống vừa muốn làm nghệ thuật, phải vui vẻ làm việc hơn 8 tiếng/ngày”. Nếu không có sự hỗ trợ của Quỹ Phát triển và Giao lưu Văn hóa thuộc Đại sứ quán Đan Mạch và… vợ, chưa chắc Quang đã kịp có triển lãm riêng đầu tay vào tuổi 36. Vợ Quang cũng là họa sĩ nhưng hiện đang nhường chồng phần làm nghệ thuật.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Bản tin Hình sự: Bắt 4 đối tượng trong đường dây lừa đảo mạo danh công an, viện kiểm sát
Bản tin Hình sự: Bắt 4 đối tượng trong đường dây lừa đảo mạo danh công an, viện kiểm sát
TPO - TIN NÓNG ngày 12/12: Công an Hà Nội điều tra vụ cháu bé 11 tuổi bị cứa cổ, hành hạ khi câu cá tại ao nhà hàng xóm; Chủ tịch Công ty Trung Hậu 68 đã 'rửa' hàng trăm tỷ thu lợi bất chính từ khai thác trái phép cát ra sao?; Nhóm thanh niên Hải Dương mang kiếm sang Bắc Ninh trộm tiền công đức ở đền chùa...
Đèo An Khê tê liệt
Đèo An Khê tê liệt
TPO - Một khối lượng đất đá bị sạt xuống đường làm bịt lối thoát nước gây ngập một đoạn đường trên đèo An Khê, khiến giao thông bị tê liệt.