Người hâm mộ Việt làm thơ tiễn biệt Kim Dung

Kim Dung (1924 - 2018).
Kim Dung (1924 - 2018).
TPO - "Triệu fan kiếm hiệp trong lòng tiếc thương/ Thành tâm thắp một nén hương/ Tiễn ông về chốn thiên đường xa xăm/ Kim Dung đại thụ võ lâm/ Truyện ông mãi mãi trong tâm triệu người", một người hâm mộ Việt xúc động viết khi hay tin Kim Dung qua đời.

Sau khi truyền thông đưa tin chiều tối ngày 30/10, nhà văn Kim Dung qua đời ở tuổi 94 sau một thời gian dài chiến đấu với bệnh tật đã khiến người hâm mộ trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng vô cùng bất ngờ và bày tỏ sự tiếc thương sâu sắc trước sự ra đi của vị tiểu thuyết gia được hàng vạn người yêu mến này.

Một độc giả lớn tuổi xúc động viết: "Tôi mê tiểu thuyết của Kim Dung từ lúc khoảng 8, 9 tuổi. Nay là 61 tuổi rồi mà đọc lại vẫn mê. Xin chúc ông sớm về cõi niết bàn".

Người hâm mộ Việt làm thơ tiễn biệt Kim Dung ảnh 1

Trong khi đó, một bạn trẻ 9X bày tỏ: "Tuổi thơ của con gắn liền với 6h VTV3, 7h VTV2, tranh thủ học bài để đúng giờ coi phim kiếm hiệp của ông. Vĩnh biệt ông. Cảm ơn ông đã viết ra những cốt truyện thật hay, mang cho con những ký ức tuổi thơ thật đẹp. Vĩnh biệt".

"Một trong những tiểu thuyết gia hiếm hoi mà mình cực kỳ thần tượng, à không, phải dùng từ "Sùng bái"....

Đáng chú ý là những tác phẩm đều được viết cách đây 60-70 năm (tức lúc ấy tác giả mới tầm 2 mấy, 3 mấy) nhưng nó có tác động rất lớn đến tư duy định và định hình cá tính cho con người hiện tại của mình.

Ông đã có cuộc đời rất trọn vẹn, ý nghĩa, được độc giả yêu quý, truyền cảm hứng tới hàng triệu con người, xin được dùng vài đoạn văn để vinh danh vị đại hiệp lần cuối, chúc ông yên nghỉ-Vua kiếm hiệp !".

Người hâm mộ Việt làm thơ tiễn biệt Kim Dung ảnh 2
Bên cạnh đó, nhiều người hâm mộ đã bày tỏ nỗi niềm thương xót trước sự ra đi của "Võ lâm minh chủ" về sách kiếm hiệp bằng những vần thơ tự sáng tác.

"Thành cổ thơ tuế nguyệt 
Anh hùng hận ngàn thu 
Chiều tà qua chốn cũ 
Lệ rơi trong tiếng cười..."

Hay như:

 "Yêu đốt thân tàn ta
Lửa thánh cháy bừng bừng,
Sống chẳng có gì vui,
Thì chết có gì khổ?
Thương thay cho con người,
Sao lo buồn lắm vậy?
Thương thay cho con người,
Sao lo buồn lắm vậy? !
Nguyện hành thiện trừ ác
Làm sao cho Quang Minh
Bao hỉ lạc bi sầu,
Đều hóa thành cát bụi
".

Cuối cùng, thay cho lời điếu văn chào tiễn biệt Kim Dung, tác giả tiểu thuyết võ hiệp xuất sắc nhất thế kỷ 20, một người hâm mộ viết:

"Đêm nay giữa đất Sài Thành
Bỗng nghe tin dữ biết ông đi rồi
Hôm nay ông đã về trời
Không còn hiến tặng cho đời hương hoa
Hoàng Dung, Bắc Cái, Tĩnh ca
Trùng Dương, Tây Độc, Đông Tà, Kiều Phong
Võ lâm thương tiếc tiễn ông
Triệu fan kiếm hiệp trong lòng tiếc thương
Thành tâm thắp một nén hương
Tiễn ông về chốn thiên đường xa xăm
Kim Dung đại thụ võ lâm
Truyện ông mãi mãi trong tâm triệu người
".

Người hâm mộ Việt làm thơ tiễn biệt Kim Dung ảnh 3

"Tạm biệt cụ Kim Dung, cụ là thần tượng, là tượng đài trong lòng con. Tác phẩm của cụ chưa bao giờ là cũ với con. Vĩnh biệt cụ, người viết nên một phần quan trọng trong đời con. Chúc cụ có cuộc sống mới trọn vẹn hơn những mất mát ở kiếp này".

Kim Dung sinh năm 1924, tên thật là Tra Lương Dung tại tỉnh Chiết Giang (Trung Quốc) trong một gia tộc khoa bảng với ông cố là nhà thơ nổi tiếng còn ông nội là tri huyện Đan Dương ở tỉnh Giang Tô. Ông được ca tụng là một trong tứ đại tiểu thuyết gia có sức ảnh hưởng và được yêu thích nhất Trung Quốc. 

Năm 1955, ông cho ra mắt tiểu thuyết võ hiệp đầu tiên mang tên "Thư Kiếm Ân Cừu Lục" trên tờ New Evening Post với bút danh Kim Dung.Tác phẩm lập tức gặt hái thành công vang dội. Sau đó, ông tiếp tục cho ra đời 14 bộ tiểu thuyết võ hiệp khác, đặc biệt phải kể đến là “Đông Tà Tây Độc”, “Tiếu ngạo giang hồ”, “Thiên long bát bộ”, “Anh hùng xạ điêu”, “Ỷ Thiên Đồ Long Ký”, “Thần điêu đại hiệp"... và tác phẩm cuối cùng là "Lộc Đỉnh Ký" vào năm 1972. 

Các tác phẩm trên không chỉ được độc giả trên khắp thế giới đón nhận, vang danh trên mặt giấy, mà còn “nổi đình, nổi đám” khi được được mua bản quyền chuyển thể thành những bộ phim truyền hình, điện ảnh nổi tiếng, thậm chí còn được chuyển thành game online. Theo ước tính, những tác phẩm của Kim Dung được bán ra hơn 300 triệu bản (không kể những bản lậu tràn lan trên mạng), tạo ra một làn sóng văn hóa đặc trưng của Hong Kong trong nhiều thập niên.

Trong sự nghiệp cầm bút của mình, ông nhận được vô số giải thưởng, danh hiệu danh giá như "Huân chương Tử kinh" (2000), "Thành tựu trọn đời cho nghệ sĩ người Hoa có tầm ảnh hưởng thế giới" (2008), có tên trong danh sách các bậc tông sư văn học vĩ đại nhất trong lịch sử Trung Quốc….

Ngoài sự nghiệp văn học đồ sộ, ông còn nổi tiếng với vai trò người sáng lập ra tờ Minh Báo của Hong Hong vào năm 1959, giữ vị trí tổng biên tập cho đến khi về hưu vào năm 1989.

Trong cuộc đời của mình, Kim Dung trải qua 3 đời vợ, người đầu tiên tên Đỗ Dã Phần, kết hôn năm 1948 và ly hôn năm 1951, vợ hai tên Chu Mai, kết hôn năm 1953 và ly hôn năm 1976). Ông có 4 người con và cả 4 người này đều là con của Kim Dung với người vợ hai Chu Mai. Những năm tháng cuối đời, Kim Dung sống với vợ ba tên Lâm Nhạc Di, kém ông 29 tuổi.

Theo Tổng hợp
MỚI - NÓNG
Hà Nội đề xuất có 4 thành phố trực thuộc
Hà Nội đề xuất có 4 thành phố trực thuộc
TPO - Theo định hướng đến năm 2050, Thủ đô có hai TP trực thuộc là Khoa học & Đào tạo Hòa Lạc với TP phía Bắc bao gồm địa giới hành chính huyện Sóc Sơn, Mê Linh và một phần Đông Anh; nghiên cứu hình thành thêm TP Du lịch ở khu vực Sơn Tây – Ba Vì và TP sân bay phía Nam ở Phú Xuyên – Ứng Hòa.