Người được họa sĩ Thành Chương, nhà văn Nguyễn Quang Thiều khâm phục

TPO - Là cái tên hoàn toàn mới trong làng hội họa, nhưng nhìn vào xuất thân của họa sĩ Chu Nhật Quang, giới mộ điệu cũng không lấy làm ngạc nhiên khi anh trình làng hơn 50 tác phẩm sơn mài chỉ vẽ trong một năm.

Chu Nhật Quang sinh ra trong gia đình có 2 thế hệ gắn bó với văn hóa truyền thống: ông nội của Chu Nhật Quang là NSND Chu Mạnh Chấn, một họa sĩ có niềm đam mê với việc khôi phục và bảo tồn di sản văn hóa làng quê Bắc Bộ thông qua nghệ thuật sơn mài, bố là NSƯT Chu Lượng, nguyên Giám đốc Nhà hát múa rối Thăng Long - nghệ sĩ có niềm say mê với nghệ thuật rối nước. Khi nghỉ hưu, ông còn vẽ rất nhiều tranh.

Người được họa sĩ Thành Chương, nhà văn Nguyễn Quang Thiều khâm phục ảnh 1

Tác phẩm của họa sĩ Chu Nhật Quang.

'Sơn mài cuốn hút tôi như nam châm'

Tuổi thơ thẫm đẫm trong văn hóa truyền thống nên hồn cốt dân tộc ngấm vào máu của Chu Nhật Quang, là bệ phóng để anh dấn thân vào con đường vẽ tranh sơn mài đầy gian khó.

“Sơn mài cuốn hút tôi như thỏi nam châm, khiến tôi không thể rời ra khỏi giá vẽ. Ngày nay, với sự phát triển của xã hội, của công nghệ 4.0, của trí tuệ nhân tạo AI có thể tạo ra những bức tranh sống động theo chất của sơn dầu, màu nước. Nhưng với sơn mài thì không thể, bởi nó là tác phẩm duy nhất và chính người họa sĩ không thể vẽ lại bức thứ hai giống hệt thế”, Chu Nhật Quang chia sẻ.

Có 8 năm được đào tạo về mỹ thuật tại Mỹ và Australia, phong cách nghệ thuật của Chu Nhật Quang hòa trộn giữa truyền thống và hiện đại. Những gì hiện lên tác phẩm của anh đều rất Việt Nam với hình ảnh làng quê Bắc Bộ bình dị và sâu lắng, chùa Thầy nép mình dưới chân núi, chiếc cổng làng cổ kính… song màu sắc lại rất Tây.

Người được họa sĩ Thành Chương, nhà văn Nguyễn Quang Thiều khâm phục ảnh 2

Tác phẩm trưng bày trong triển lãm.

Nói như họa sĩ Thành Chương, xem tranh của Chu Nhật Quang sẽ hiện rõ sự hiện đại, cá tính và biết ngay gốc rễ cội của tác giả. Anh hòa trộn truyền thống và hiện đại vào tranh một cách dung dị, tự nhiên đầy tinh tế chứ không phải cố gắng gượng ép.

Vẽ tranh sơn mài khổ lớn vừa khó vừa đắt. Khó bởi ở đó đòi hỏi khả năng khái quát, làm chủ được bố cục, đề tài, điều này không dễ dàng với bất kỳ họa sĩ nào, chứ chưa nói tới tác giả trẻ như Chu Nhật Quang.

Để hoàn thành một tác phẩm sơn mài, người họa sĩ phải trải qua nhiều công đoạn phức tạp, từ phác thảo bố cục tranh, vẽ trên vóc, mài, rồi đánh bóng tranh…

Đặc biệt, ở khâu cuối cùng - mài tranh, đòi hỏi người họa sĩ phải hết sức tỉ mỉ, cẩn trọng. Nếu mài non tay, màu sắc của bức tranh không được như mong muốn, không mang lại vẻ đẹp của tranh. Nhưng nếu mài quá tay, thủng vóc, lại phải vá, rất khó và tốn kém.

Bên cạnh đó, chi phí để có một bức tranh cũng rất đắt, để vẽ một bức tranh khổ 40x60 cm, hoạ sĩ phải dùng tới cả quỳ vàng, quỳ bạc, chưa tính các họa cụ khác như vóc, màu... Thế mà Chu Nhật Quang chào sân nghệ thuật với khối lượng đồ sộ - 50 tác phẩm toàn khổ lớn - khiến Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam Nguyễn Quang Thiều khâm phục trước sáng tạo vượt trội và cả sự dấn thân.

Vẽ theo tinh thần dấn thân của một người trẻ đam mê

“Chu Nhật Quang lựa chọn đề tài, cách vẽ không bị ảnh hưởng bởi thị trường, không vì thị hiếu người mua mà thay đổi mình. Quang vẽ theo tinh thần dấn thân của một người trẻ đam mê lưu giữ nét văn hóa truyền thống của dân tộc.

Người được họa sĩ Thành Chương, nhà văn Nguyễn Quang Thiều khâm phục ảnh 3

Nghệ sĩ Thành Chương và nhà văn Nguyễn Quang Thiều đánh giá cao các tác phẩm của họa sĩ Chu Nhật Quang.

Với niềm đam mê nghệ thuật - phẩm chất không chỉ riêng Chu Quang mà bất cứ họa sĩ nào cũng cần, tôi tin cậu ấy là hoạ sĩ đáng để chúng ta chờ đợi những tác phẩm mang tính thời đại tiếp tục ra mắt công chúng”, ông Thiều khẳng định.

Dịp 10/10, đúng dịp kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô, họa sĩ Chu Nhật Quang sẽ trưng bày 50 tác phẩm sơn mài tại Hoàng thành Thăng Long. Anh cũng đang ấp ủ những dự định xa hơn cho nghề nghiệp và đam mê của mình, đem tranh sơn mài ra thế giới, đến với những người yêu hội họa cả nước để cùng có dịp thưởng lãm những tinh hoa của nghệ thuật truyền thống.

Hiếm họa sĩ nào trưng bày tác phẩm sơn mài tại không gian như Hoàng thành Thăng Long, bởi không gian quá rộng lớn, cũng không có phòng chuyên biệt treo các tác phẩm, điều đó sẽ khiến người thưởng lãm không tập trung.

Nhưng Chu Nhật Quang có lý do của mình, anh muốn những tác phẩm giao thoa giữa truyền thống và hiện đại phải được đặt trong không gian - dù không kỳ vĩ lớn lao, không đẹp đẽ rực rỡ, song di sản Hoàng Thành Thăng Long có một giá trị đặc biệt mà những di sản khác ở Việt Nam không có, đó là giá trị văn hóa lịch sử của chiều dài ngàn năm văn hiến của Thủ đô.

Giống những cảm nhận của anh về cuộc sống hôm nay, thông qua những bức họa: “Dù sống trong môi trường đô thị hóa và nhịp sống hiện đại vẫn luôn duy trì liên kết chặt chẽ gắn kết với quê hương”.

Bình luận

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng kiểm tra tiến độ thi công cao tốc Cần Thơ - Cà Mau

Thủ tướng kiểm tra tiến độ thi công cao tốc Cần Thơ - Cà Mau

Trong chuyến làm việc tại ĐBSCL, chiều 15/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính đến kiểm tra tiến độ thi công Dự án đầu tư xây dựng cao tốc Cần Thơ - Cà Mau (thuộc dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía đông giai đoạn 2021 - 2025) và làm việc với lãnh đạo các địa phương, các đơn vị thi công dự án.
Nhiều nơi ở Nha Trang ngập nặng, nước tràn vào nhà dân

Nhiều nơi ở Nha Trang ngập nặng, nước tràn vào nhà dân

TPO - Mưa lớn kéo dài trong suốt một tuần qua cùng với việc các hồ chứa điều tiết xả lũ đã làm ngập lụt nhiều nơi ở tỉnh Khánh Hoà, trong đó có TP Nha Trang. Tại nhiều xã ven sông của thành phố biển này, người dân tất bật kê xếp đồ đạc vì nước ngập đường, tràn cả vào nhà.