TPO - Cận Tết, đủ các mặt hàng thời trang đua nhau "xuống phố", giảm giá từ 50-70%... hút người dân TPHCM.
Từ 19h trở đi, trên nhiều tuyến đường thời trang như Nguyễn Trãi (Q.5), Cách Mạng Tháng Tám (Q.10, Q.Tân Bình), Lê Văn Sỹ (Q.Phú Nhuận)... các mặt hàng thời trang bày bán hai bên đường luôn tấp nập người mua, kẻ bán.
Quần áo đủ các loại thì dạ hội, đi chơi... dành cho mọi đối tượng từ trẻ em, thanh niên đến người lớn tuổi...
Những bộ đầm đẹp mắt có giá từ 100.000 đồng/bộ.
Sau giờ tan ca, các con phố thời trang luôn chật kín khách đến lựa chọn, mua hàng.
Chị Thủy (chủ một quầy hàng quần áo thời trang) cho hay: "Cả năm nay do ảnh hưởng dịch bệnh COVID-19, việc buôn bán càng khó khăn hơn. Hiện lượng khách đã giảm hơn 50%, mình phải hạ giá để có khách".
Phương châm của nhiều chủ hàng này là "không để khách đi", nghĩa là họ sẽ chiều khách hết cỡ, vừa giảm giá, vừa tặng thêm ưu đãi như bao đổi hàng, sửa miễn phí...
Quần áo thời trang đẹp mắt nhưng giá chỉ từ 50.000-60.000 đồng/cái.
Từ cửa hàng lớn đến hàng vỉa hè đều đua nhau giảm giá sập sàn mùa cuối năm.
Áo dài trẻ em được may bằng gấm đẹp mắt
Chị Hằng (nhân viên siêu thị, quê Hải Dương) bộc bạch: "Năm nay ở quê bùng dịch COVID-19 nên tôi đã trả vé và sẽ ăn tết Sài Gòn. Dẫu vậy, tôi vẫn tranh thủ mua sắm quần áo, bánh kẹo để gửi về cho các em ở quê. Dù dịch bệnh nhưng vẫn mong gia đình có cái Tết đầy đủ".
Dây nịt đồng giá 50.000 đồng/cái khá ế khách.
Nhân viên ra tận đường cầm bảng chào mời khách ghé mua sắm, lựa đồ cho năm mới.
Túi xách Quảng Châu 130.000 đồng/chiếc
Nguyên đoạn đường Nguyễn Trãi (Q.1) thường xuyên ùn ứ do khách mua hàng đứng ngay bên đường
TPO - Thông tin từ Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 sáng 21/4 cho biết, hiện tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được cách ly là 39.385, giảm gần 1.000 người so với ngày hôm qua.
TPO - Các hãng hàng không được yêu cầu khai thác và bán vé đúng slot (giờ cất/hạ cánh) được cấp, không được huỷ, dồn chuyến bay; Cục Hàng không được yêu cầu điều phối giảm số chuyến bay buổi sáng… nhằm giảm tình trạng ùn ứ tại sân bay Tân Sơn Nhất (TPHCM).
TP - Phần lớn các doanh nghiệp lữ hành thông báo đã “cháy” tua dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, đồng thời cảnh báo nguy cơ quá tải ở một số điểm du lịch được yêu thích.
TP - Trong khi các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ đang dè chừng việc tái đàn vì lo sợ bệnh dịch, và thua lỗ khi giá thức ăn tăng cao, các doanh nghiệp (DN) quy mô lớn, đặc biệt DN FDI lãi đậm nhờ giá thịt lợn neo ở mức cao.
TP - Chưa đưa ra quy chuẩn, dữ liệu thu được chưa biết truyền về đâu…, nhưng Tổng cục Đường bộ Việt Nam vừa yêu cầu các Sở GTVT tỉnh, thành phố triển khai lắp đặt camera ghi hình trên xe khách, xe tải, hoàn thành trước 1/7. Do lo ngại chi phí tốn kém nhưng sau đó lại để “tê liệt” như thiết bị giám sát hành trình (GPS), các hiệp hội vận tải đã có ý kiến về việc này.
TPO - “Hiện nay hành tím của Thái Lan và Trung Quốc tràn ngập thị trường TP. Hồ Chí Minh với giá rẻ không tưởng, chỉ 3.000đ/kg, trong khi đó, hành ở Vĩnh Châu phải bán với giá từ 12.000đ/kg người nông dân mới có lãi. Vì thế, các doanh nghiệp không dám mua hành của Vĩnh Châu”, ông Mã Chí Thọ - Trưởng phòng Kinh tế thị xã Vĩnh Châu (Sóc Trăng) nói.
TPO - Mực vừa đánh lên thuyền, ngư dân Nghệ An sử dụng bếp gas công nghiệp để luộc ngay trên biển nên giữ được độ tươi ngon, nhờ vậy mực bán được với giá cao hơn.
TP - Nhờ kết quả kiểm soát tốt dịch COVID-19, nhu cầu đi lại được dự báo tăng vọt dịp Lễ 30/4 và 1/5. Một số chuyến tàu, đường bay dịp cao điểm du lịch đã hết vé, các sân bay lớn có nguy cơ ùn tắc.
TPO - Phiên giao dịch đầu tuần đóng cửa với kết quả tích cực, nhóm bluechip dẫn dắt VN-Index tăng 21,87 điểm, lập đỉnh 1.260,58 điểm. Thị trường có sự phân hoá rõ rệt giữa các nhóm cổ phiếu, nhiều mã penny “đỏ rực”, nằm sàn sau chuỗi ngày tăng nóng.