Người dân Hàn ùn ùn về quê mong kịp giao thừa

Người dân Hàn ùn ùn về quê mong kịp giao thừa
TPO - Sáng và trưa 4/2, nhiều tuyến đường ở Hàn Quốc tắc nghẽn xe cộ bởi hàng triệu người Hàn Quốc đổ về quê đón Tết âm lịch.

Yonhap news nói ước chừng phải mất 6 tiếng rưỡi đi từ Seoul tới Busan (325km), thành phố biển ở phía nam, 5 tiếng rưỡi từ Seoul tới Mokpo (311km), 5 tiếng từ thủ đô tới Gwangju. Mokpovà Gwangju là thành phố lớn ở vùng tây nam.

Một số đoạn của hệ thống đường cao tốc quốc gia đã bị tắc nghẽn khi ô tô chỉ chạy được với tốc độ chưa đến 40km/h (trong khi tốc độ xe chạy cao tốc ở Hàn Quốc thường là 120km/h).  Theo tính toán của các quan chức đường bộ, trong ngày thứ Hai, tức ngày cuối cùng của năm âm lịch, sẽ có 4 triệu ô tô cùng lưu thông trên đường, trong khi dân số Hàn Quốc  hiện ở mức 51 triệu người và một nửa sống ở vùng thủ đô Seoul.

Người dân Hàn ùn ùn về quê mong kịp giao thừa ảnh 1  Đường vào Seoul vắng teo trong khi chiều ra đông nghịt

Tết âm lịch là một trong những dịp nghỉ lễ truyền thống lớn và quan trọng nhất của người dân Hàn Quốc. Tết năm nay, người dân Hàn được nghỉ 5 ngày, từ thứ Bảy tuần trước tới hết thứ Năm tuần này.

Theo quan niệm của người Hàn Quốc, tết Âm lịch, hay còn gọi là Seollal, là ngày xua đuổi các linh hồn xấu xa, những điều xui xẻo và chào đón những điều tốt lành. Khi năm cũ qua đi và năm mới tới, mọi người trong gia đình quây quần bên nhau và thực hiện những nghi lễ truyền thống.

Nghi lễ đầu tiên, gọi là Charye, sẽ diễn ra tại nơi thờ cúng của gia đình. Các thành viên sẽ bái lạy trước bàn thờ để tỏ lòng tôn kính tổ tiên. Tiếp đến là nghi lễ Sebae. Lớp trẻ sẽ tới bái lạy, chúc thọ những người lớn tuổi trong gia đình và nhận tiền mừng tuổi, gọi là Sebaedon. 

Đồ ăn để cúng được các gia đình chuẩn bị từ trước Tết và phải được hoàn tất vào đêm giao thừa. Mâm cỗ có tới hơn 20 món, trong đó nhất thiết phải có ttok-kuk, một loại súp được chế từ bò hay gà.

Ttok kuk còn có tên khác là Cheomsebyeong. Cheom có nghĩa là thêm tuổi. Ăn một bát ttok kuk vào ngày đầu tiên của năm mới có nghĩa là thêm một tuổi nữa. Vì vậy, thay vì câu hỏi “năm nay bạn bao nhiêu tuổi?” thì người Hàn Quốc có thể hỏi “Bạn đã ăn bao nhiêu bát canh ttok kuk?”.

Người dân Hàn ùn ùn về quê mong kịp giao thừa ảnh 2 Trong ba ngày tết, người Hàn thường mặc trang phục truyền thống

Trong 3 ngày Tết, người Hàn Quốc thường mặc trang phục truyền thống Hanbok,  tổ chức nhiều hoạt động chào mừng như nhảy múa, ca hát và chơi các trò chơi dân gian.

Theo bài của ông Se Gun-song, một nhà khoa học Hàn Quốc, viết riêng cho báo Tiền Phong, năm 1910, chính quyền quân phiệt Nhật  bỏ Tết nguyên đán. Chiếm đóng bán đảo Triều Tiên, người Nhật Bản cũng bắt người Triều Tiên bỏ tết âm.

“Cuối cùng thì truyền thống vẫn chứng tỏ sức sống của nó. Năm 1988, chính phủ Hàn Quốc quyết định khôi phục tết nguyên đán trước nguyện vọng tha thiết của nhân dân. Đến 2003, tuy muộn hơn nhiều, Triều Tiên cũng khôi phục nó. Thế là cả hai miền đều đón tết như muôn đời tổ tiên của họ”, ông Se viết.

MỚI - NÓNG
Trung ương Đoàn trao tặng công trình số hoá khu di tích lịch sử tại Điện Biên
Trung ương Đoàn trao tặng công trình số hoá khu di tích lịch sử tại Điện Biên
TPO - Trung ương Đoàn thực hiện 3 công trình số hóa các di tích lịch sử, địa chỉ đỏ cho tỉnh Điện Biên nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, gồm: Điểm Di tích Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ ở Mường Phăng, Điểm Di tích Đồi A1 và Điểm Di tích Trung tâm đề kháng Him Lam (Đồi Him Lam), với tổng trị giá 300 triệu đồng.
Bản tin Hình sự: Phát hiện căn nhà nuôi nhiều phụ nữ mang thai hộ
Bản tin Hình sự: Phát hiện căn nhà nuôi nhiều phụ nữ mang thai hộ
TPO - TIN NÓNG ngày 25/4: Phát hiện căn nhà nuôi nhiều phụ nữ mang thai hộ; Tàng trữ 1 viên đạn súng quân dụng bị tuyên phạt 12 tháng tù; Ông Trần Quí Thanh bị tuyên phạt 8 năm tù; Triệu tập hai đối tượng liên quan vụ hành hung phóng viên; Một cựu chủ tịch xã bị bắt; Lừa đảo cấp chứng chỉ tiếng Anh mang tên tổ chức Cambridge International...