Nhiều cuộc biểu tình tại Trung Quốc ngày 18-9 đã biến thành cuộc đụng độ giữa người với cảnh sát. Ảnh: Rianovosti |
Theo Hãng thông tấn ITAR-TASS, Đại sứ hoàn toàn khỏe mạnh, trong khi chiếc xe bị hư hại không đáng kể.
Ngay lập tức, Đại sứ quán Mỹ tại Bắc Kinh đã tuyên bố về vụ việc với Bộ Ngoại giao Trung Quốc và yêu cầu chính quyền Bắc Kinh làm mọi việc có thể để đảm bảo an toàn cho các nhân viên và tài sản của phái đoàn đại diện ngoại giao.
Cùng ngày, Bộ Ngoại giao Mỹ gửi công điện bày tỏ sự quan ngại của Washington tới Bộ Ngoại giao Trung Quốc. Đây là hành động “cảnh giác” cần thiết tiếp theo của giới ngoại giao Washington phát đi khi mà chỉ trong vòng hơn 1 tuần, hàng loạt các vụ tấn công bạo lực nhằm vào Đại sứ quán Mỹ ở Libya, Yemen và Ai Cập, gây ra tình trạng hỗn loạn chưa từng thấy ở nhiều cơ quan ngoại giao Mỹ trên thế giới.
Vụ việc ngày 18-9 xảy ra giữa lúc có các nguồn tin từ Bắc Kinh cho thấy, Trung Quốc “không hài lòng” về tuyên bố chung sau cuộc gặp giữa Ngoại trưởng Nhật Bản Koichiro Gemba với Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta, về cái gọi là Hiệp ước giữa hai nước nhằm bảo vệ quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, nơi đang diễn ra tranh chấp giữa Nhật Bản, Trung Quốc và Đài Loan, hôm 17-9.
Trước đó, giới phân tích quốc tế đã đưa ra nhận định, là đồng minh của Nhật Bản, rất có thể Mỹ sẽ trở thành đối tượng hứng chịu cơn giận dữ của những người dân Trung Quốc.
Cũng trong ngày hôm qua, hàng ngàn người trên khắp lãnh thổ Trung Quốc đã tham gia cuộc diễu hành tại hơn 100 thành phố nhân mốc sự kiện Đế quốc Nhật xâm lược Mãn Châu năm 1931.
Cảnh sát Bắc Kinh cản trở người biểu tình tiếp cận khu vực Đại sứ quán Nhật Bản, nhưng điều này không ngăn được một số người ném chai và trứng về phía tòa nhà.
Ở Trung Quốc, các cuộc biểu tình diễn ra liên tiếp hai tuần nay do việc Nhật Bản quyết định mua lại các đảo tranh chấp với Trung Quốc ở Biển Đông Hoa từ chủ sở hữu tư nhân người Nhật là gia đình Kiruhara.
Trung Quốc trước đó đã bày tỏ phản đối sự đổ bộ lên đảo trong thời gian ngắn của các công dân Nhật Bản.