Ông Nguyễn Việt Triều - Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh Cà Mau, cho biết, liên quan đến thẻ vàng của EC, Việt Nam đã đi vào “sân” chung toàn cầu, phải có luật của tổ chức quốc tế và phải theo luật chơi. Nếu không đáp ứng được luật, hàng hoá không xuất khẩu được.
Một góc cửa biển Sông Đốc (Trần Văn Thời, Cà Mau) |
Ông Nguyễn Việt Triều cho biết, hiện nay, sản phẩm thuỷ sản Việt Nam đã bị thẻ vàng, về cơ bản còn xuất khẩu được và nếu không khai thác thủy sản bền vững, tương lai gần khi thẻ vàng không gỡ được, sẽ đến bị thẻ đỏ, cá bán không ai mua, nghề khai thác thủy sản bị phá sản.
Ông Đinh Văn Huy, ở khóm 2, thị trấn Sông Đốc (huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau) đề nghị: “Hiện nay, giữa chủ tàu và ngư phủ không có hợp đồng với nhau khi đi đánh bắt, dẫn đến xuất hiện 'cò' ngư phủ, tranh chấp lao động, giựt nợ chủ tàu".
Ngư dân Cà Mau phản ảnh thực trạng ngư trường bị làm luật với ngư dân |
Về giao dịch dân sự giữa chủ tàu và ngư phủ, ông Nguyễn Việt Triều yêu cầu chủ tàu phải đồng lòng, siết chặt cách quản lý ngư phủ, phải làm hợp đồng lao động, có thể đem ra xã công chứng để không để xảy ra tranh giành ngư phủ.
Con tàu của ngư dân trở nên nhỏ bé trước nạn làm luật trên biển |
Cà Mau có hơn 80 cửa sông thông ra biển. Trong đó, các cửa biển từ Tây sang Đông nhưng cảng cá chỉ định hiện nay chỉ có cảng Sông Đốc (Trần Văn Thời) và Rạch Gốc (Ngọc Hiển) là bất cập.
Ông Nguyễn Việt Triều cho rằng, sẽ tham mưu cho UBND tỉnh để tìm cách quản lý, chứng minh sản phẩm hàng hóa đó hợp pháp mà tàu không cần cập bến cảng cá chỉ định.