1. Béo phì
Ngồi cả ngày và không tập thể dục? Vậy là bạn rất dễ bị béo phì rồi đó! Càng nồi lâu, cơ thể càng giảm nhu cầu hoạt động vật lý, do đó chức năng làm việc của não bộ cũng bị suy giảm.
May mắn là cách khắc phục cũng đơn giản - hãy rời khỏi ghế và đứng dậy đi lại nhiều hơn. Đứng giúp đốt cháy nhiều hơn 1 calo mỗi phút so với ngồi. Điều đó có nghĩa, nếu ngồi trên 3 tiếng một ngày, 5 ngày một tuần, bạn sẽ mất đi khả năng tiêu hao 30.000 calo/năm, tương đương 3,5 kg.
2. Máu khó chảy về tim hơn
Khi bạn ngồi cả ngày, cơ bắp sẽ bị uể oải, tuần hoàn máu trong cơ thể bị suy giảm. Tình trạng này dẫn đến máu dồn xuống chân, hạn chế chức năng của động mạch, thậm chí làm suy yếu hoạt động của mạch máu.
Các nhà nghiên cứu Ấn Độ đã cảnh báo các động mạch bị phá hủy 50% chỉ sau 1 tiếng bạn ngồi. Tuy nhiên, tin vui là sau 5 phút hoạt động, chúng sẽ phục hồi lại hoàn toàn.
3. Tăng nguy cơ mắc bệnh mãn tính
Theo tổ chức WHO, thiếu vận động là nguyên nhân xếp thứ tư dẫn đến tử vong trên toàn cầu, gây ra 25% ung thư vú, ruột kết, 27% bệnh tiểu đường và 30% bệnh tim. Hơn nữa, ngồi nhiều còn liên quan tới lượng cholesterol cao, ảnh hưởng tim mạch, cơ thể không thể chuyển hóa cholesterol xấu thành cholesterol tốt.
4. Ảnh hưởng nghiêm trọng tới thị lực
Thông thường, thời gian ngồi của teen đều gắn liền với thói quen xem tivi, dùng máy tính hay điện thoại di động. Việc đó ảnh hưởng lớn tới mắt. Nhìn chằm chằm vào màn hình sáng quá lâu sẽ làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của đôi mắt. Nó tạo ra sự căng thẳng, mệt mỏi và thậm trí là gây khô mắt. Về lâu dài, thị lực của bạn sẽ bị giảm sút trầm trọng.
5. "Ăn không ngon, ngủ không yên"
Ngồi trên 5 tiếng mỗi ngày ảnh hưởng lớn tới hệ tiêu hóa và chất lượng giấc ngủ. Bởi lẽ ngồi nhiều sẽ dẫn tới giảm nhu động và tiết dịch của hệ tiêu hóa như dạ dày, ruột. Vì thế, thức ăn vào hệ tiêu hóa không được lên men và hấp thụ hết sẽ tích tụ lại làm dạ dày ruột chướng hơi, đầy bụng. Từ đó, bạn hay có cảm giác ăn không ngon miệng, ngủ không ngon giấc thậm chí mất ngủ.