Ngoại trưởng Nhật ngạc nhiên trước sự thay đổi của Việt Nam sau 27 năm

Ngoại trưởng Kono trong phiên thảo luận tại WEF ASEAN hôm 13/9. Ảnh: Giang Huy.
Ngoại trưởng Kono trong phiên thảo luận tại WEF ASEAN hôm 13/9. Ảnh: Giang Huy.
Ngoại trưởng Kono bất ngờ trong lần đầu trở lại Hà Nội kể từ tháng 2/1991 để tham dự WEF ASEAN.

"Chuyến làm việc tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới về ASEAN (WEF ASEAN) là lần đầu tiên Ngoại trưởng Nhật Bản Taro Kono trở lại Hà Nội kể từ tháng 2/1991. Ông rất ngạc nhiên với sự thay đổi của Việt Nam trong 27 năm qua", bà Shino Mitsuko, phát ngôn viên của Ngoại trưởng Nhật Bản, hôm nay trao đổi với VnExpress.

Bà Shino cho biết đoàn Nhật Bản có lịch làm việc rất bận rộn và không có cơ hội tham quan Hà Nội, nhưng Ngoại trưởng Kono đã chứng kiến sự phát triển của thành phố khi di chuyển giữa các địa điểm tổ chức WEF ASEAN và nhà khách chính phủ.

Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh và Ngoại trưởng Nhật Bản Taro Kono hôm nay tham dự cuộc họp lần thứ 10 của Ủy ban Hợp tác Việt Nam - Nhật Bản. Hai bên đã thảo luận về nhiều dự án trong tương lai, cũng như các biện pháp cần thực hiện để tăng cường quan hệ hợp tác song phương và giải quyết vấn đề trong khu vực. 

Sau 45 thiết lập quan hệ ngoại giao, Việt - Nhật đã trở thành Đối tác chiến lược sâu rộng vì hòa bình và phồn vinh ở châu Á. Nhật Bản là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam, cũng là là quốc gia G7 đầu tiên công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam vào tháng 10/2011. Đến nay, Nhật Bản đã trở thành nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ hai, đối tác thương mại lớn thứ tư và đối tác lớn thứ ba về du lịch của Việt Nam.

"Chúng tôi tin rằng Việt Nam là một trong những đối tác đáng tin cậy nhất", bà Shino khẳng định.

Theo Theo VnExpress
MỚI - NÓNG
Người Việt có đúng là hời hợt và thiếu thói quen đọc sách?
Người Việt có đúng là hời hợt và thiếu thói quen đọc sách?
TPO - Nhiều chuyên gia đồng tính với ý kiến của đại biểu Nguyễn Văn Cảnh (đoàn Bình Định) khi cho rằng người Việt Nam thông minh nhưng thường bỏ phí khả năng do tính hời hợt và thiếu thói quen đọc sách. Một số chuyên gia nhận định việc đọc sách của người Việt hiện nay rất đáng báo động. Có thể nói đến nay Việt Nam chưa thể coi là văn hóa đọc.