Nghẹn ngào giây phút người thân, đồng đội tiễn đưa hai phi công Su-22

Nghẹn ngào giây phút người thân, đồng đội tiễn đưa hai phi công Su-22
TPO - Sau lễ truy điệu tại Nhà tang lễ Bệnh viện Quân y 4, Quân khu 4 (TP.Vinh, tỉnh Nghệ An) vào sáng nay 28/7, thi hài hai đồng chí phi công Khuất Mạnh Trí và Phạm Giang Nam được đưa về hỏa táng tại Đài hóa thân Hoàn Vũ, Văn Điển, thành phố Hà Nội và an táng tại quê nhà.

Lúc 11 giờ 16 phút, ngày 26/7, máy bay Su-22, số hiệu 8551 của Trung đoàn Không quân 921, Sư đoàn 371, Quân chủng Phòng không - Không quân thực hiện bay huấn luyện, mất liên lạc lúc 11 giờ 35 phút cùng ngày. Máy bay rơi tại làng Dừa, xã Nghĩa Yên, huyện Nghĩa Đàn, Nghệ An. Hai phi công bay huấn luyện đã hy sinh gồm: Trung tá Khuất Mạnh Trí và Thượng tá Phạm Giang Nam.

Trung tá Khuất Mạnh Trí, Phó Trung đoàn trưởng Tham mưu trưởng, sinh năm 1978, nhập ngũ ngày 20/9/1995, giờ bay tích lũy 1.130 giờ 37 phút, giờ bay trong năm 111 giờ 08 phút, đã bay qua các loại máy bay L-39, MiG-21, Su-22.

Thượng tá Phạm Giang Nam, Chủ nhiệm an toàn bay Trung đoàn 921, sinh năm 1972, nhập ngũ ngày 12/9/1991, giờ bay tích lũy 1.178 giờ 32 phút, giờ bay trong năm 106 giờ 58 phút, đã bay qua các loại máy bay L-39, MiG-21Bis, Su-22M.

Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định 919/QĐ-TTg cấp Bằng “Tổ quốc ghi công” cho hai liệt sỹ thuộc Bộ Quốc phòng là Đại tá Phạm Giang Nam, nguyên quán xã Thái Giang, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình và Thượng tá Khuất Mạnh Trí, nguyên quán phường Lê Lợi, thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội.

Trong ngày 27/7, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã ký Quyết định truy thăng quân hàm sỹ quan đối với hai phi công của Trung đoàn 921, Sư đoàn 371, Quân chủng Phòng không - Không quân hy sinh trong khi làm nhiệm vụ bay huấn luyện.

Đồng chí Phạm Giang Nam được truy thăng quân hàm sỹ quan từ Thượng tá lên Đại tá. Đồng chí Khuất Mạnh Trí được truy thăng quân hàm sỹ quan từ Trung tá lên Thượng tá.

MỚI - NÓNG
Chuyện tình 5 thập kỷ 'ngọt như đường' của cụ ông cụ bà nhặt rác bên bờ sông Hồng
Chuyện tình 5 thập kỷ 'ngọt như đường' của cụ ông cụ bà nhặt rác bên bờ sông Hồng
TPO - Chung cảnh ngộ không người thân, ông Thành và bà Thuỷ tìm thấy sự đồng cảm rồi dọn về ở chung. Suốt hơn 50 năm qua, cặp vợ chồng nghèo dựa vào nhau mà sống, trôi dạt khắp các con ngõ của thủ đô rồi chọn cho mình nơi gầm cầu Long Biên là điểm dừng chân cuối cùng. Đối với ông, sự xuất hiện của bà là niềm động lực duy nhất khiến ông đi hết quãng đời còn lại.
Nhiều nông dân “treo chuồng” vì không còn vốn để tiếp tục chăn nuôi. Ảnh: U.P
Nhà nông, doanh nghiệp nhỏ đói vốn
TP - Chi phí sản xuất tăng cao, giá của sản phẩm đầu ra lao dốc, trong khi không tiếp cận được vốn ngân hàng, kể cả các gói tín dụng lãi suất ưu đãi… khiến nhiều doanh nghiệp (DN), nông dân chăn nuôi phía Nam ngưng trệ sản xuất.